Nếu thấy 6 triệu chứng này có thể bạn đang bị ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một trong số bệnh ung thư thường gặp trong cuộc sống. Tuy vậy, đa số người dân lại không hiểu biết về cách phòng ngừa cũng như phát hiện các triệu chứng thời kỳ sớm của căn bệnh này. Trong đó, nghẹt mũi thời gian dài là cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm.
Cẩn thận với 6 triệu chứng của ung thư vòm họng
Nghẹt mũi thời gian dài: Khối u vòm họng thường khá lớn, chặn bít phần sau của lỗ mũi nên người bệnh thường sẽ cảm thấy như bị nghẹt mũi, rất dễ nhầm lẫn với chứng cảm mạo.
Điều đáng lưu ý là tình trạng nghẹt mũi do ung thư vòm họng gây ra luôn tiến triển ngày một tăng nặng chứ không lúc tệ lúc khỏe như bị cảm thong thường.
Nặng tai, ù tai: Triệu chứng này không chắc chắn là do các chứng viêm hay khối u gây ra, vì vậy cần làm kiểm tra cụ thể mới có thể xác định rõ rang.
Nếu là khối u làm nghẹt cuống họng, ở giai đoạn sớm sẽ gây ra hiện tượng có tiếng “ong ong” trong tai, phát triển nặng hơn sẽ khiến thính lực giảm xuống, vì vậy cũng dễ nhầm với chứng viêm tai giữa. Bởi vì viêm tai giữa sau khi trị khỏi cũng thường để lại di chứng là thính lực kém đi.
Tê mặt, loạn thị giác: Khối u sinh trưởng bên trong cổ họng, đè lên dây thần kinh nên có thể gây hiện tượng tê liệt phần mặt, nhai nuốt khó khăn. Người bệnh thường có cảm giác hơi đau và tê phần mặt hoặc giống như có kiến bò trên mặt.
Khi khối u lớn dần, chèn ép thần kinh thị giác thì người bệnh khi nhìn nghiêng sang bên có thể xuất hiện tình trạng như nhìn thấy đến hai ba hình ảnh.
Sinh hạch bạch huyết không đau: 60-90% người mắc ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu trị liệu đều có hạch bạch huyết sưng to, các khối hạch nằm ở phần cổ trên, không đau và tăng trưởng dần, một hoặc nhiều hạch, hơi cứng.
Nhiều người nhầm lẫn với viêm hạch bạch huyết nhưng điều trị kháng viêm đều không khỏi.
Sáng sớm chảy nước mũi thường kèm theo máu: Người bệnh thường có tình trạng khi hít sâu và xỉ mũi sẽ kèm theo máu, đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào sang sớm.
Thè lưỡi bị vẹo: Ung thư vòm họng thời kỳ cuối, tế bào ung thư có thể xâm nhập vào thần kinh dưới lưỡi, khiến lưỡi bị mất điều khiển, ban đầu cơ lưỡi dày lên, sau đó co rút lại nên lúc thè lưỡi có hiện tượng lưỡi bị vẹo.
Nhiều người không hiểu biết về cách phòng ngừa cũng như phát hiện các triệu chứng thời kỳ sớm của căn bệnh ung thư vòm họng. Ảnh minh họa
Phòng ngừa và chăm sóc người bị ung thư vòm họng thế nào
Nên chú ý biến đổi khí hậu, đề phòng cảm mạo, giữ cho mũi và hầu họng luôn sạch sẽ để tránh cảm nhiễm các vi khuẩn gây ung thư vòm họng.
Nếu có triệu chứng của bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên môn để được kiểm tra và có phương ánđiều trị.
Người bệnh nên hết sức tránh hít vào các khói hay sương ô nhiễm, mang theo khí độc, đồng thời tích cực cai thuốc lá, rượu bia.
Trong ăn uống hằng ngày nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng kháng ung thư, nâng cao chức năng miễn dịch như: bông cải, rong biển, mộc nhĩ, trứng, hành tây…
Người bệnh nên cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tham gia tập luyện thể dục hợp lý giúp khí huyết lưu thông, tăng cường khả năng chống chọi bệnh tật.