Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy nhiều khu dân cư, quần thể di tích ở Nepal bị san phẳng sau cơn địa chấn 7,9 độ Richter khiến hơn 4.000 người thiệt mạng.
Hình ảnh tháp cổ Dharahara tại thủ đô Kathmandu trước và sau cơn địa chấn kinh hoàng ngày 25/4.
Quần thể kiến trúc gồm nhiều cung điện, đền thờ, chùa tại quảng trường Durbar ở Kathmandu đổ sụp sau các đợt rung lắc.
Động đất phá hỏng đường xá, nhà cửa ở thủ đô Kathmandu. Giới khoa học cho rằng, cơn địa chấn 7,9 độ Richter tương đương hơn 20 quả bom nguyên tử dội xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Người dân dựng lều trên các bãi đất trống vì lo sợ dư chấn và lở đất. Hơn 4.000 người đã thiệt mạng.
Một sân vân động trong thành phố trở thành nơi trú ngụ của người dân sau thảm họa kinh hoàng.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy lều bạt của những người sống sót xung quanh hồ Rani Pokhari ở trung tâm thủ đô Kathmandu.
GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
GD&TĐ - Trở về từ Đại học James Cook, Townsville (Australia), chuyên gia bảo tồn Hoàng Văn Chương chọn cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.
GD&TĐ - Nhóm gồm các nhà sinh vật học và nhà tiến hóa từ Trường Đại học Mỹ báo cáo vì sao dơi mang virus gây tỷ lệ tử vong cao hơn khi nhảy sang người.