'Nền kinh tế lớn nhất EU không còn sức cạnh tranh'

GD&TĐ - Các vấn đề đối với kinh tế Đức đã trở nên rõ ràng, những khó khăn được thừa nhận bởi một bộ trưởng trong chính phủ.

'Nền kinh tế lớn nhất EU không còn sức cạnh tranh'

Mới đây người đứng đầu Bộ Tài chính Đức, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội - Bộ trưởng Christian Lindner trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg ở đã cho rằng nền kinh tế Đức đang gặp khó khăn lớn.

Theo ông Lindner, nước Đức và người dân Đức đang trở nên nghèo hơn, nền kinh tế ngày càng kém cạnh tranh do thiếu tăng trưởng.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Lindner chính là người mà trước đó đã nói nhiều nhất về sự “hữu ích” của việc từ chối năng lượng Nga, cụ thể vào tháng 1 năm 2021, chính ông là người chủ trương "đóng băng" việc hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Ông Lindner nói rõ, sản xuất công nghiệp ở Đức hiện đang ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tức là giai đoạn 2008 - 2013. Trong khi đó, chính phủ không thể “giải quyết” những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới ngân sách và mọi thứ trở nên phức tạp hơn.

Vị Bộ trưởng kêu gọi chính quyền khẩn trương đưa ra kết luận, bởi vì nền kinh tế không có những động thái tích cực. Đồng thời ông Lindner gọi cuộc khủng hoảng Ukraine là yếu tố tiêu cực chính trong tình hình hiện nay.

Theo nhận xét, Berlin đã gánh quá nhiều nghĩa vụ với Kyiv, chiếm tỷ trọng đáng kể hơn nhiều so với phần đóng góp của các đối tác phương Tây khác. Hơn nữa, nếu những gì đang diễn ra không được cân bằng, một quá trình khởi động lại nền kinh tế sẽ bắt đầu với những kết quả khó lường.

"Tôi không thể tưởng tượng được rằng chính phủ sẽ không đưa ra bất kỳ kết luận nào từ phân tích này", ông Lindner nói thêm.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thừa nhận những vấn đề của nền kinh tế nước này.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thừa nhận những vấn đề của nền kinh tế nước này.

Vài giờ trước bài phát biểu của ông Lindner, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cắt giảm một nửa dự báo tăng trưởng kinh tế Đức vào năm 2024 xuống 0,3%.

Nguyên nhân dẫn đến sự bi quan của OECD rất đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu: lạm phát cao, sức mua của người dân giảm, chi tiêu chính phủ tăng và sự phụ thuộc vào giá năng lượng.

Vấn đề còn trở nên trầm trọng hơn khi Bắc Kinh bắt đầu mua ít hàng hóa hơn từ Berlin, tức là xuất khẩu của Đức sang thị trường Trung Quốc giảm, và điều này càng có tác động tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế Đức.

Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm khi nền kinh tế toàn cầu chao đảo.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Diếp thơm

GD&TĐ - Nó cứ luấn quấn bên chân mẹ rồi 'vén' mũi lên mà hít hà. Cái mùi hương này sao mà quyến luyến đến thế kia chứ.