Nền kinh tế châu Âu nguy cơ hứng chịu cú sốc thứ ba

GD&TĐ - Các chính trị gia phương Tây đã nỗ lực rất nhiều để đảm bảo rằng nền kinh tế châu Âu sẽ không rơi vào tình trạng giống như Nga.

Nền kinh tế châu Âu nguy cơ hứng chịu cú sốc thứ ba

Tuy nhiên theo ấn phẩm The Economist của Anh, nền kinh tế các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu và Anh đang phải đối diện với hàng loạt cú sốc.

Tờ báo nhấn mạnh châu Âu đã “kiệt sức vì cú sốc năng lượng” xảy ra sau khi các lệnh trừng phạt chống Nga được đưa ra vào năm 2022.

Nền kinh tế EU và Anh chỉ tăng trưởng 4% trong thập kỷ qua và gần như đứng yên tại chỗ kể từ cuối năm 2022.

Cú sốc thứ hai là hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, vốn đã "càn quét" châu Âu trong những năm gần đây.

“Cuộc xâm lấn của hàng hóa Trung Quốc đang gây ra thiệt hại to lớn cho các nhà sản xuất châu Âu, những người đã mất khả năng cạnh tranh".

"Thị phần xe điện Trung Quốc trên thị trường toàn cầu có thể tăng lên 1/3 vào năm 2030. Điều này sẽ chấm dứt sự thống trị của các công ty như Volkswagen và Stellantis. Từ turbine gió đến thiết bị đường sắt, các nhà sản xuất châu Âu đang lo lắng hướng tới Bắc Kinh trong lĩnh vực xe điện", tờ Economist nhận xét.

Nhiều chính trị gia châu Âu lo ngại kịch bản ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ.

Nhiều chính trị gia châu Âu lo ngại kịch bản ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ.

Ấn phẩm gọi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới và mọi thứ liên quan là cú sốc thứ ba đối với châu Âu.

Nếu ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng, EU không chỉ mất đi cảm giác an toàn trước sự ra đi của binh sĩ Mỹ mà còn chịu thiệt hại kinh tế đáng kể.

Ông Trump có thể dễ dàng áp đặt mức thuế lớn đối với hàng xuất khẩu của châu Âu. Hơn nữa, giá hàng hóa sản xuất còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi khí tự nhiên hóa lỏng nhập từ Hoa Kỳ có chi phí cao.

Trước đó, ông Trump đã áp đặt hàng rào thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, một thỏa thuận không dễ dàng và mong manh đã được ký kết. Tuy vậy vào cuối năm 2024, các vấn đề có thể quay trở lại với thách thức mới.

Thời điểm và hoàn cảnh là vô cùng đáng tiếc cho EU. Châu Âu cần mức tăng trưởng kinh tế mạnh để tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt khi sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đã suy giảm mạnh.

Ngoài ra cử tri châu Âu ngày càng có xu hướng ủng hộ các lực lượng chính trị cực hữu, trong khi vấn đề dân số già đi nhanh chóng và hội nhập thị trường chưa đầy đủ vẫn chưa biến mất khỏi EU.

Nền kinh tế Mỹ sẽ tiến gần đến mục tiêu lạm phát ở mức 2% như mục tiêu của FED vào cuối năm 2024

Theo The Economist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Juventus ‘dứt tình’ với Paul Pogba

Juventus ‘dứt tình’ với Paul Pogba

GD&TĐ - Juventus chính thức thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với tiền vệ Paul Pogba mặc dù anh vừa được giảm án phạt liên quan tới doping.

Ảnh minh họa ITN.

Tản văn: Những đóa hoa rừng

GD&TĐ - Các thầy, cô giáo không ngại đường dốc cheo leo, suối cao vực thẳm, mang con chữ về thắp sáng buôn làng...