NATO tồn tại để ứng phó với những xung đột tự gây ra

GD&TĐ - Trong 30 năm qua, NATO đã mất đi vẻ bề ngoài của liên minh "phòng thủ", thành khối quân sự theo chủ nghĩa bành trướng và can thiệp một cách công khai.

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Lithuania.
Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Lithuania.

Nhận định trên được đưa ra bởi chuyên gia phương Tây và Nga trong bài viết của Sputnik.

Cách đây đúng 75 năm, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập bởi Mỹ, Canada và một số quốc gia Tây Âu, với mục đích chính là ngăn chặn và đối đầu với Liên Xô, đồng minh cũ của họ trong Thế chiến thứ hai.

Theo Glenn Diesen, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Đông Nam Na Uy, sau khi Liên Xô sụp đổ vào tháng 12 năm 1991, các điều kiện cho một cấu trúc an ninh toàn diện mới ở châu Âu và xa hơn đã xuất hiện.

"Sau Chiến tranh Lạnh, chúng tôi đã phát triển định dạng cho một hệ thống an ninh toàn diện mới.

Hiến chương Paris vì một châu Âu mới năm 1990 và việc thành lập Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) năm 1994 đều dựa trên Hiệp định Helsinki năm 1975 và bao gồm các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, an ninh không thể chia cắt, và chấm dứt các đường phân chia ở châu Âu", chuyên gia Diesen nói.

Hiệp định Helsinki, được Mỹ, Liên Xô và một số nước châu Âu ký kết trong Chiến tranh Lạnh, đã dẫn tới sự hợp tác lớn hơn giữa Đông và Tây Âu. Mặc dù các hiệp định không mang tính ràng buộc nhưng chúng đã góp phần đáng kể vào tình trạng ôn hòa giữa phương Đông và phương Tây.

Theo giáo sư, thay vì xây dựng trên đà đó, Mỹ coi sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh là khởi đầu cho thời điểm đơn cực của mình: năm 1992, Tổng thống George HW Bush tự hào tuyên bố rằng Mỹ đã 'chiến thắng' Chiến tranh Lạnh trong thời kỳ tại nhiệm của mình.

"Mỹ cũng phát triển một chiến lược an ninh dựa trên quyền bá chủ, đòi hỏi phải mở rộng NATO và do đó hủy bỏ cấu trúc an ninh toàn châu Âu.

Do đó, NATO đã chuyển từ cường quốc nguyên trạng sang cường quốc theo chủ nghĩa xét lại. NATO yêu cầu một mục đích mới, đó là chủ nghĩa can thiệp quân sự và chủ nghĩa bành trướng ngoài khu vực", giáo sư cho biết.

Khối quân sự quá hung hăng

Trong 30 năm tiếp theo chứng kiến ​​một loạt các chiến dịch quân sự ở nước ngoài của NATO, nhưng những chiến dịch này đều không đạt được giải pháp toàn diện, dẫn đến việc tạo ra các điểm nóng bất ổn.

Gilbert Doctorow, một nhà phân tích quan hệ quốc tế và các vấn đề của Nga, nói: "Trong những năm 1990, NATO đã chuyển từ một tổ chức phòng thủ về mặt khái niệm thành một tổ chức hung hăng công khai khi tham gia vào cuộc chiến tranh Nam Tư và tiến hành một chiến dịch ném bom quy mô lớn ở đó.

Tổng quát hơn, Mỹ vào thời điểm này đang chuẩn bị cho NATO rời khỏi vị trí địa lý cốt lõi của mình ở châu Âu và hỗ trợ các kế hoạch thống trị toàn cầu của Mỹ ở Trung Đông sau các cuộc chiến mở mà Mỹ đã lên kế hoạch kỹ lưỡng và thực hiện".

Học giả Doctorow nhấn mạnh rằng "các hoạt động ngoài khu vực của NATO là hết thảm họa này đến thảm họa khác, kết thúc bằng việc rút quân khỏi Afghanistan sau khi tham gia vào cuộc chiến kéo dài 20 năm do Washington đứng đầu".

Hành động của NATO dẫn đến xung đột Ukraine

Trong khi đó, những làn sóng mở rộng về phía đông thời hậu Chiến tranh Lạnh của liên minh này đã làm gia tăng căng thẳng ở châu Âu, theo học giả người Na Uy.

Diesen nói: "Việc khôi phục cách tiếp cận của khối đối với an ninh đã vẽ ra các đường phân chia mới là nguồn gốc chính của các cuộc xung đột ở châu Âu trong ba thập kỷ qua và cuối cùng dẫn đến cuộc chiến ở Ukraine".

Học giả này chỉ ra rằng: "Bằng cách đi theo NATO, châu Âu đã cho phép lục địa của họ được chia cắt lại và tái vũ trang, điều này được dự đoán sẽ khiến châu Âu rơi vào tình trạng không còn phù hợp nữa.

Ông dự đoán rằng châu Âu sẽ trải qua sự suy thoái kinh tế có hệ thống và trở nên phụ thuộc vào Mỹ nhiều hơn nữa".

Giáo sư nhấn mạnh: "Chúng ta có thể thoát khỏi thảm kịch này bằng cách liên hệ với Nga để đàm phán về một cấu trúc an ninh châu Âu toàn diện mới nhằm giảm cạnh tranh an ninh thay vì áp đặt quyền bá chủ".

NATO có bền vững?

Diesen giải thích: "NATO tồn tại để ứng phó với những xung đột do chính tổ chức này gây ra. Vấn đề hiện nay là NATO đang quay trở lại các cuộc xung đột giữa các cường quốc với cách tiếp cận tai hại tương tự đối với vấn đề an ninh, dựa trên quyền bá chủ thay vì giảm thiểu cạnh tranh an ninh".

Theo giáo sư, mặc dù các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây tuyên bố rằng Liên minh Bắc Đại Tây Dương đoàn kết hơn bao giờ hết trong bối cảnh xung đột Ukraine, nhưng thực tế điều đó không đúng.

Ông nói: "Có những căng thẳng lớn trong NATO đang âm ỉ bên dưới bề mặt và tôi không nghĩ rằng tư tưởng chống Nga là đủ để đảm bảo sự đoàn kết sau khi chiến tranh kết thúc.

Chiến thắng của NATO ở Ukraine là bắt buộc vì nó có mục tiêu đã nêu là làm suy yếu vĩnh viễn Nga và do đó sẽ đánh bật Moscow khỏi hàng ngũ các cường quốc".

Học giả Doctorow tin rằng bất chấp tất cả những gì đã tuyên bố, có thể Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang ở trong tình trạng mong manh như ở trên lớp băng mỏng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.