Năng lực chiến đấu bất ngờ của EU

GD&TĐ - Theo Wall Street Journal (WSJ), tiềm năng công nghiệp-quân sự của EU bị suy yếu do chính sách cắt giảm ngân sách sau Chiến tranh Lạnh.

Tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm của Pháp.
Tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm của Pháp.

Năng lực bất ngờ

Báo Mỹ cho rằng, tiềm lực quân sự của các cường quốc EU đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng và hiện không đủ khả năng đối đầu với đối thủ tiềm tàng với trang bị tối tân.

"Phần lớn năng lực vũ khí công nghiệp của châu Âu đã bị xói mòn sau nhiều năm cắt giảm ngân sách, và việc xoay chuyển tình hình là rất khó khăn vào thời điểm hầu hết các chính phủ phải đối mặt với những hạn chế về ngân sách dành cho quốc phòng", WSJ viết.

Trong nhiều thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh, ở phương Tây người ta đã "làm ngơ" với sự suy yếu của quân đội các nước EU khi cảm nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ và lãnh đạo NATO. Bài báo lưu ý rằng Mỹ chiếm gần 70% chi tiêu quốc phòng của NATO vào năm ngoái.

Tuy nhiên, theo WSJ, ở thời điểm hiện tại, "sự lo lắng đang gia tăng" khi Mỹ chuyển "sang một quan điểm biệt lập hơn" đối với Ukraine.

Điều đáng lưu ý là quân đội Anh hiện chỉ có 150 xe tăng và pháo tự hành các loại có thể đưa vào sử dụng. Trong khi đó, Pháp có ít hơn 90 khẩu pháo hạng nặng. Con số này tương đương với lượng pháo mà Nga mất gần như hàng tháng trên chiến trường Ukraine.

Cũng theo WSJ, tình cảnh tồi tệ hơn khi Đan Mạch không có pháo hạng nặng, tàu ngầm hay hệ thống phòng không nào cả, trong khi quân đội Đức chỉ có đủ đạn dược cho hai ngày chiến đấu cường độ cao.

Trước đó, báo Mỹ cũng cho rằng, châu Âu không đủ năng lực cho cuộc chiến với Nga và châu lục này có thể "bị cuốn trôi" trong cuộc xung đột với đối thủ mạnh như Nga.

Nỗ lực khó thành

Cuộc xung đột ở Ukraine, sự yếu kém về quân sự của châu Âu và vai trò quá lớn của Mỹ trong phản ứng của phương Tây đã khiến nhiều nhà quan sát kết luận rằng, cuối cùng, đã đến lúc EU đảm nhận một vai trò chiến lược tự trị.

Tờ WSJ đưa tin về mong muốn của Đức trong việc trở thành nhà lãnh đạo EU. Trong bài phát biểu tại Praha, Thủ tướng Đức Olaf Scholz chính thức tuyên bố ứng cử vào vai trò lãnh đạo chiến lược của EU.

Berlin khẳng định rằng EU phải chuyển mình thành một liên minh địa chính trị có khả năng thực hiện các hành động quyết định và trên quy mô toàn cầu.

Ông Scholz đã đề xuất thành lập một lực lượng quân sự phản ứng nhanh châu Âu vào năm 2025 đồng thời kêu gọi thành lập hệ thống phòng thủ thống nhất của riêng EU.

EU có khoảng 450 triệu dân, GDP 18 nghìn tỷ USD và hơn 200 tỷ USD chi tiêu quốc phòng của các nước thành viên. Tuy nhiên, trên thực tế, ý tưởng này có một lỗ hổng chết người:

Nó sẽ khiến châu Âu trở nên yếu hơn và kém an toàn hơn bằng cách rời xa Mỹ mà không làm tăng sức mạnh của châu Âu. Thay vào đó, các nước EU nên tiếp tục đặt cược vào Washington và mối liên kết xuyên Đại Tây Dương.

Phương Tây là tương lai của họ, như cuộc xung đột ở Ukraine và phản ứng mạnh mẽ đáng ngạc nhiên của một phương Tây chung đã chứng minh.

Thoạt nhìn, người ta có thể khó hiểu vì sao một lục địa giàu có và hùng mạnh như EU lại cần Mỹ để bảo vệ an ninh và quốc phòng cho mình. Đối với tất cả quy mô và sức mạnh kinh tế của mình, EU và 27 quốc gia thành viên thiếu quy mô, tốc độ và sự tinh vi của sức mạnh quân sự Mỹ.

Bất chấp những lời hứa của họ với Washington và với nhau về việc củng cố quân đội của họ, người châu Âu sẽ không thể bắt chước khả năng của Mỹ, thống nhất lực lượng của họ dưới một quyền chỉ huy duy nhất hoặc đạt được thỏa thuận về các vấn đề an ninh tồn tại trong một thời gian dài.

Báo Mỹ trước đây đã cảnh báo rằng dự án máy bay thế hệ 6 SCAF của châu Âu đang bị "chìm xuồng", trong khi dự án xe tăng Pháp-Đức mới không có dấu hiệu tiến triển.

Không những vậy, trong 3 thập kỷ qua, các quốc gia châu Âu đã tham chiến nhiều chiến trường như Afghanistan, Bosnia, Iraq, Kosovo và Libya nhưng vai trò của Mỹ vẫn có ý nghĩa quyết định.

Tại Ukraine, Mỹ cung cấp phần lớn viện trợ quân sự lên tới hàng chục tỉ USD, so với chỉ vài tỉ USD từ EU. Washington cũng cung cấp hơn 10.000 binh sĩ để tăng cường cho sườn phía Đông của NATO, so với 1.500 người Đức và 1.000 lính Pháp.

Sự phân chia này, trong đó tỷ trọng của châu Âu hiếm khi vượt quá 20%, đã ổn định đáng kể kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Những người ủng hộ quyền tự chủ quân sự chỉ ra rằng kho vũ khí hạt nhân của Pháp, về lý thuyết, có thể được mở rộng sang các nước EU khác, thậm chí mở rộng để chống lại Nga. Nhưng, liệu Pháp có đồng ý khi thấy lực lượng hạt nhân chiến lược của mình chịu sự giám sát của các nước EU khác?

Báo Mỹ kết luận, chính sự khác biệt sâu sắc giữa các quốc gia EU trong các vấn đề chính trị và kinh tế, quốc phòng và lãnh đạo làm chìm đắm ý tưởng thành lập một quân đội châu Âu mà chưa cần nói đến năng lực thực sự về quân sự của họ không cho phép hiện thực hóa ý tưởng đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.