Clip B-2 Spirit hạ cánh khẩn vì hết dầu

GD&TĐ - Một máy tàng hình B-2 Spirit của Không quân Mỹ đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Fairford của Anh trên hành trình về căn cứ.

Máy bay B-2 Spirit tại căn cứ Fairford hôm 13/12.
Máy bay B-2 Spirit tại căn cứ Fairford hôm 13/12.

Theo The Aviationist, hôm 13/12, máy bay chiến lược B-2 Spirit số hiệu 82-1066 đang bay về căn cứ cùng với một chiếc B-2 khác sau khi tham gia cuộc tập trận trên Biển Bắc do Mỹ thực hiện.

Để trở về căn cứ theo kế hoạch, cặp oanh tạc cơ tàng hình này phải được tiếp nhiên liệu trên không. Nhưng chỉ có một máy bay chở dầu tiếp cận trên hành trình bay và chỉ đủ dầu tiếp cho một chiếc B-2 Spirit.

Trong khi chiếc còn lại buộc phải lựa chọn hạ cánh xuống căn cứ không quân Fairford của Anh để tiếp nhiên liệu trên hành trình trở về căn cứ. Theo báo cáo, đây là lần đầu tiên loại máy bay ném bom đặc biệt này hạ cánh xuống Vương quốc Anh.

B-2 Spirit hiện là thành tố quan trọng trong bộ 3 hạt nhân gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSBN) và máy bay ném bom chiến lược của quân đội Mỹ.

Tính đến thời điểm hiện tại, B-2 Spirit vẫn là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất của Mỹ, được trang bị công nghệ tàng hình trước radar. B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất với chi phí có thể lên tới 2,2 tỉ USD/chiếc.

B-2 có sải cánh 52,4m, chiều dài thân, 21m, trọng lượng không tải 45 tấn và trọng lượng tối đa khi tải là 170 tấn. Nó có thể đạt vận tốc tối đa 2.146 km/h, tầm bay gần 10.000km trong khi chỉ cần điều khiển bởi một tổ lái 2 người.

Mỗi chiếc B-2 Spirit có thể chuyên chở đến 21 trái bom hạt nhân chiến thuật B61-12, hoặc 16 trái bom hạt nhân B83, hoặc 80 trái bom Mk 82 trọng lượng 227 kg.

Điều khiến Mỹ luôn tự hào về B-2 đó chính là lớp vỏ tàng hình của máy bay. Lớp vỏ này giảm cường độ các tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và sóng radar, giúp nó rất khó bị phát hiện bởi các hệ thống phòng thủ cũng như radar của đối phương.

Chính thiết kế sải cánh ngang bè khác thường và các chất liệu tổng hợp đặc biệt của B-2 cũng góp phần vào việc tăng khả năng tàng hình của nó. Ban đầu, Mỹ có dự định lập phi đội 100 chiếc B-2, tuy nhiên, tham vọng này đã không thể thực hiện được và giờ chỉ có 20 chiếc đang được sử dụng.

Cùng với B-2, máy bay chiến lược trong bộ 3 hạt nhân của Mỹ còn có B-52. Đây là dòng oanh tạc cơ đã được vào biên chế trong không quân Mỹ từ năm 1955. Mỹ đã sử dụng tổng cộng 742 chiếc B-52 ở các phiên bản khác nhau, hiện phiên bản gần nhất là B-52H đang có khoảng 102 chiếc.

Oanh tạc cơ B-52 có khả năng mang tới 27,2 tấn bom (gồm cả bom hạt nhân), tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Nó có thể bay xa 7.210km tốc độ bay tối đa 1.000km/h và trần bay đạt 17.000m.

Loại tên lửa hạt nhân nổi tiếng được trang bị trên B-52H là AGM-69 SRAM, có trọng lượng 1 tấn, chiều dài 4,83m. Mỹ đã sản xuất 1.500 loại tên lửa này với giá khoảng 500.000 USD/quả.

Dù B-2 Spirit vẫn hoạt động rất hiệu quả nhưng Thiếu tướng Jason Armagost, Giám đốc phụ trách các hoạt động và thông tin liên lạc của Bộ chỉ huy Tấn công Toàn cầu - Không quân Mỹ cho biết, lực lượng này có kế hoạch mua 100 máy bay B-21 để thay thế cho các phi đội B-1B và B-2 Spirit.

Clip B-2 Spirit hạ cánh xuống căn cứ Fairford hôm 13/12.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.