Nâng cao tính tự chủ toàn diện cho các cơ sở Giáo dục đại học

GD&TĐ - Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Nhà nước cần có chính sách nâng cao tính tự chủ toàn diện cho các cơ sở Giáo dục đại học (GDĐH) theo cơ chế chịu trách nhiệm giải trình cao nhất, nhằm thúc đẩy quốc tế hóa các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên và giảng viên, phát triển đối tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực cạnh tranh quốc tế.

Nhà nước cần có chính sách nâng cao tính tự chủ toàn diện cho các cơ sở Giáo dục đại học. Ảnh minh họa/internet
Nhà nước cần có chính sách nâng cao tính tự chủ toàn diện cho các cơ sở Giáo dục đại học. Ảnh minh họa/internet

Cơ chế tự chủ theo cơ chế trách nhiệm giải trình cao nhất

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - cho rằng: cần nâng cao mạnh mẽ cơ chế tự chủ theo cơ chế trách nhiệm giải trình cao nhất và nên được bổ sung vào Luật Giáo dục đại học tới đây.

Cụ thể, bổ sung thêm nội dung của Điều 32 theo hướng: Quy định rõ hơn mức độ tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo các quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng GDĐH và phù hợp với năng lực, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Sửa đổi bổ sung quy định về mở ngành (Điều 33) theo hướng: “Tất cả cơ sở GDĐH đáp ứng các điều kiện tự chủ mở ngành theo quy định đều có quyền tự chủ về mở ngành đào tạo và phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật về mở ngành đào tạo” và giao tự chủ mở ngành theo các mức độ tương ứng với năng lực của cơ sở GDĐH.

Bổ sung Khoản 4 Điều 45: Thủ tướng trưởng cơ sở GDĐH được trao giao quyền tự chủ phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại các cơ sở GDĐH được giao quyền tự chủ.

Bổ sung chính sách tự chủ tài chính cho cơ sở GDĐH tự chủ tương tự như quyền tài chính của doanh nghiệp, đầu tư cho các cơ sở GDĐH tự chủ theo các tiêu chí đầu ra (đặt hàng nghiên cứu, đào tạo; cấp học bổng cho sinh viên chính sách, sinh viên chất lượng cao…); quy định về nguồn tài chính của cơ sở giáo dục, lệ phí thi, tuyển sinh để phù hợp với Luật Phí và lệ phí năm 2015 và đảm bảo giá trị pháp lý cao cho việc thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Quy định về cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước từ cơ chế phân bổ theo các tiêu chí đầu vào sang cơ chế theo các tiêu chí đầu ra, gắn với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; chuyển cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước theo tỉ lệ đồng đều đối với tất cả các ngành học sang cơ chế Nhà nước đặt hàng đối với các ngành đặc thù mũi nhọn mà Nhà nước và xã hội cần nhưng khó thực hiện xã hội hóa; từ cơ chế hỗ trợ thông qua học phí thấp đối với tất cả các sinh viên sang cơ chế cấp học bổng tương ứng với chi phí đào tạo đối với các sinh viên diện hưởng chính sách xã hội, sinh viên theo học ngành nghề Nhà nước đặt hàng.

Sửa đổi, bổ sung các quy định thu hút, tạo động lực làm việc cho giảng viên theo hướng Nhà nước quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí việc làm của ngạch giảng viên.

Trên cơ sở đó các cơ sở GDĐH quy định các chính sách, chế độ, nhiệm vụ, quyền hạn, tuyển dụng, sử dụng giảng viên theo chiến lược phát triển của từng cơ sở GDĐH; đồng thời cũng để thu hút chuyên gia giảng viên giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại các cơ sở GDĐH. Đảm bảo sự nhất quán giữa Luật Viên chức và Luật GDĐH.

Liên quan đến các Điều Luật cần chỉnh sửa, GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - đề xuất: Bổ sung một nội dung chính sách trong Điều 12 . Khoản 9 - Nâng cao tính tự chủ toàn diện cho các cơ sở GDĐH theo cơ chế chịu trách nhiệm giải trình cao nhất nhằm thúc đẩy quốc tế hóa các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên và giảng viên, phát triển đối tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực cạnh tranh quốc tế.

Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện. Nên bổ sung “viện” trong cơ cấu tổ chức các cơ sở giáo dục; từ đó tăng cường tính tự chủ của cơ sở GDĐH.

Tự chủ đại học - giải pháp phát triển cho các nhà trường. Ảnh minh họa/internet
Tự chủ đại học - giải pháp phát triển cho các nhà trường. Ảnh minh họa/internet

Bổ sung năng lực ngoại ngữ theo chuẩn

Cũng theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, đối với chính sách về tuyển dụng và quy định năng lực giảng viên cần bổ sung năng lực ngoại ngữ theo chuẩn của một cơ sở GDĐH trong quá trình hội nhập quốc tế, nhằm đảm bảo nâng cao năng lực quốc tế hóa về giảng dạy và nghiên cứu.

Theo đó, tại Điều 54 - Giảng viên 3- Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên và có đủ năng lực ngoại ngữ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định.

Điều 54, Chương 8. Giảng viên: Các chương trình liên kết quốc tế tại trường thường xuyên có các chuyên gia nước ngoài đến nghiên cứu, giảng dạy. Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm sẵn có, đội ngũ này có những đóng góp rất quan trọng trong quá trình phát triển trường theo xu hướng thế quốc tế hóa mọi lĩnh vực hoạt động.

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - cho rằng, cần bổ sung tiêu chí và tiêu chuẩn đội ngũ giảng viên nước ngoài trong đội ngũ giảng viên cơ hữu của các cơ sở GDĐH để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Bổ sung các quy định chi tiết về chức danh nghiên cứu để các cơ sở giáo dục có thể tuyển dụng chức danh này nhằm phù hợp với quy định tiêu chuẩn cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu (Nghị định 73/2015/NĐ-CP: Có ít nhất 80% giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học có bài báo, công trình công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước hàng năm).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.