Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu mới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong các ngày từ 24-28/7, Bộ GD&ĐT đã tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu mới.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu mới.

Nâng cao năng lực đội ngũ

Chương trình Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục được Bộ GD&ĐT tổ chức có sự tham gia của hơn 350 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước và Ban phụ nữ quân đội - Bộ Quốc phòng. Báo cáo viên là các chuyên viên chính, chuyên viên Vụ GDMN và các chuyên gia đến từ các trường ĐH, CĐ.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ, nhất là đội ngũ giáo viên mầm non luôn được đặt lên hàng đầu. Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tăng cường tổ chức các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn được tạo thêm cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và tích lũy những kỹ năng sư phạm, kỹ năng giáo dục cần thiết cho đội ngũ giáo viên. Mặc dù vậy, với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, việc tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cấp học và ngành giáo dục.

TS Nguyễn Thị Thanh - Phó hiệu trưởng Trường CĐSP Trung ương hướng dẫn hoạt động chuyên môn.

TS Nguyễn Thị Thanh - Phó hiệu trưởng Trường CĐSP Trung ương hướng dẫn hoạt động chuyên môn.

TS Cù Thị Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ GDMN cho biết: Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều yêu cầu về năng lực GVMN được đặt ra để đáp ứng tốt việc triển khai nhiều nội dung, phương pháp giáo dục, như: giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ; xây dựng, sử dụng công cụ đánh giá, thực hiện chương trình giáo dục mầm non; giáo dục giới trong các hoạt động giáo dục cho trẻ;

Hướng dẫn phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo quan điểm toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ số trong quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, văn hóa... Điều đó cho thấy, yêu cầu về năng lực cũng như trình độ chuyên môn, phẩm chất của giáo viên mầm non yêu cầu ngày càng cao.

Chuyên gia hỗ trợ

Yêu cầu đặt ra hiện nay với giáo viên mầm non là chủ động, tích cực xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục, biết nắm bắt và điều chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả cao. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về tâm, sinh lý của trẻ lứa tuổi, chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất, hoạt động vui chơi, tạo hình, âm nhạc…

Năng lực chuyên môn của đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Năng lực chuyên môn của đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Quán triệt, chỉ đạo công tác hướng dẫn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho CBQL và GVMN, các Báo cáo viên đã tập trung vào những nội dung trọng tâm:

Với Chuyên đề 1 "Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở GDMN". Các báo cáo viên là ThS Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Chuyên viên Vụ GDMN, và ThS Đinh Thị Thanh Huyền, Phó trưởng khoa, Khoa Nghệ thuật - Trường CĐSP Trung Ương đã đưa ra những nội dung hết sức phong phú và sinh động để thấy được hiệu quả trong các tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non.

Các báo cáo viên là TS Nguyễn Thị Hiền, chuyên viên chính Vụ GDMN và TS Nguyễn Thị Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương có Chuyên đề "Bồi dưỡng CBQL và GVMN hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ mầm non sẵn sàng vào học lớp 1. TS Thanh đã đưa ra bài học kinh nghiệm những thực tế, kinh nghiệm được chia sẻ từ 3 trường mầm non thực hành thuộc Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương.

Chuyên đề "Phát triển năng lực công nghệ số cho CBQL và GVMN. Báo cáo viên" do báo cáo viên ThS Vũ Thị Thu Hằng, chuyên viên chính Vụ GDMN, và TS Tôn Quang Cường, Trưởng khoa Công nghệ Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội thực hiện, đưa ra minh chứng sự cần thiết trong việc ứng dụng công nghệ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong bối cảnh Chuyển đổi số đã tạo sự thay đổi hết sức tích cực trong các hoạt động giáo dục.

Liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ, BS Nguyễn Minh Huyền, chuyên viên chính Vụ GDMN và TS Nguyễn Thị Mỹ Dung, Giảng viên Khoa GDMN, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thực hiện Chuyên đề "Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ trong cơ sở GDMN". Chuyên đề "Tổ chức hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở GDMN" được TS Nguyễn Thị Kim Hoa, Giám đốc Trung tâm GD đặc biệt Quốc gia, Viện KHGD Việt Nam thực hiện.

Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn giúp đội ngũ cán bộ quản lý và GVMN có thêm kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ, như: tổ chức giờ học, nghệ thuật thu hút trẻ, cách xử lý các tình huống sư phạm… đáp ứng những yêu cầu đổi mới của chương trình GDMN. Giúp các nhà trường chủ động hơn trong việc nắm bắt, đánh giá đúng nhu cầu của giáo viên về chuyên môn và kịp thời bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ GVMN.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.