Ghi nhận tích cực từ Chương trình giáo dục mầm non thử nghiệm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tại các trường mầm non ở 6 địa bàn triển khai Chương trình GDMN thử nghiệm, Ban biên soạn đều tính đến các yếu tố vùng, miền và đặc điểm dân cư.

Giáo dục mầm non, GDMN, chương trình, thử nghiệm.
Giáo dục mầm non, GDMN, chương trình, thử nghiệm.

Giá trị tích cực

Theo GS.TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trưởng Ban biên soạn Chương trình GDMN: Ghi nhận tại các cơ sở GDMN triển khai thử nghiệm đều cho thấy phù hợp với năng lực tiếp thu và vận dụng của cán bộ quản lý (CBQL), GV ở các trường trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kết quả mong đợi (KQMĐ) trong Chương trình mới. Việc tập huấn giúp CBQL giáo viên cơ bản định hình được cách xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

Nội dung thử nghiệm cho thấy, đã tạo ra môi trường học tập sôi nổi cho CBQL, GV ở các trường và địa phương thử nghiệm, của địa phương với cơ quan quản lý cấp trên qua tổ chức tập huấn, trao đổi, chia sẻ thường xuyên, cung cấp tài liệu, tổ chức hỗ trợ giáo viên các lớp thử nghiệm thông qua hình thức dự giờ và trao đổi chuyên môn. Trong quá trình thử nghiệm cán bộ quản lý, giáo viên đã có sự phối hợp giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả.

Hoạt động giáo dục chính là việc tạo ra môi trường học tập hiệu quả.

Hoạt động giáo dục chính là việc tạo ra môi trường học tập hiệu quả.

Đặc biệt, đã tạo ra môi trường học tập hiệu quả cho trẻ em ở các nhóm, lớp thử nghiệm: Từ những lớp học trang trí khá nhiều màu sắc, trẻ không được hoạt động, chuyển sang lớp học có màu sắc hài hoà, màu gỗ tự nhiên thu hút trẻ mà không quá sặc sỡ. Các góc mang tính mở được cải thiện để trẻ được hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Các trường, lớp thử nghiệm đều đã biết tận dụng mọi không gian, mọi thời điểm để biến thành cơ hội cho trẻ được chơi, được học hỏi điều mới.

Vì lợi ích của trẻ

GS.TS Lê Anh Vinh cũng cho rằng: Qua thử nghiệm Chương trình, cho thấy nhận thức của giáo viên đã có nhiều thay đổì, tư duy linh hoạt và sáng tạo, tất cả “vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em”. Giáo viên và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ được trực tiếp trải nghiệm thực hành nên hào hứng tích cực hoạt động hơn. Thực tiễn cũng cho thấy, nếu tiếp tục quan tâm phát triển năng lực đội ngũ qua giám sát và hỗ trợ thì kết quả thực hiện Chương mới sẽ cao hơn và ổn định hơn.

Từ triển khai thực tế, Chương trình GDMN mới cho thấy đã thể hiện nhiều điểm mới, những giá trị tích cực đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ với những yêu cầu cao hơn về chất lượng. Chương trình GDMN mới đã nhận được sự đồng thuận, quan tâm và tham gia của các bậc phụ huynh trong các lớp thử nghiệm nói riêng cũng như của toàn trường nói chung vào tất cả các hoạt động trải nghiệm qua các hội thi dành cho cô và trẻ trong năm học.

Trẻ làm trung tâm trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

Trẻ làm trung tâm trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

Tổng kết thử nghiệm Chương trình GDMN mới tại 6 địa phương đại diện các vùng, miền trên cả nước (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nghệ An, Kon Tum, Ninh Bình, Thái Nguyên). Kiến nghị được đưa ra là cần điều chỉnh các kết quả mong đợi, các nội dung của Chương trình bảo đảm phù hợp hơn với sự phát triển của trẻ em các độ tuổi và tạo thuận lợi cho thực tiễn triển khai Chương trình (cân nhắc cả với nhóm trường có chất lượng cao và trường ở khu vực khó khăn).

Để Chương trình mới tiếp tục lan tỏa và tạo triển khai tốt hơn các nội dung, Ban biên soạn cũng kiến nghị các địa phương và đơn vị thử nghiệm tiếp tục tham gia thí điểm cần tìm hiểu và triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục của Chương trình GDMN mới theo tiếp cận năng lực định hướng tình cảm xã hội; phát huy những thành công và kết quả đạt được qua thử nghiệm để vận dụng hiệu quả vào thí điểm chương trình mới.

Kiến nghị Bộ GD&DT quan tâm sâu sát hơn nữa đến bồi dưỡng và hỗ trợ năng lực cho đội ngũ tham gia thí điểm: Tài liệu, bài giảng, tập huấn, cùng với giám sát và hỗ trợ điều chỉnh thường xuyên. Hỗ trợ thêm về nguồn tài liệu, học liệu để tổ chức các hoạt động giáo dục thử nghiệm trong nhóm, lớp. Tổ chức các đợt tham quan, học tập thực tế cho các đơn vị tham gia thí điểm.

Tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm qua từng giai đoạn của quá trình thí điểm để kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh ngay vào giai đoạn tiếp theo. Sớm có kế hoạch tổng thể về thí điểm Chương trình GDMN và chỉ đạo thực hiện thí điểm chính thức Chương trình GDMN mới để các đơn vị tại địa phương chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch thực hiện ngay bắt đầu vào một năm học mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ