Trường tiểu học: cô Jessica Kwasny, thành phố Park Ridge, Mỹ
Cô Jessica Kwasny – Giáo viên âm nhạc có triết lý trong giáo dục là: “Trẻ em đến trường để được yêu thương, học hỏi, tìm thấy sự an toàn cũng như được hỗ trợ tận tình trên con đường trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình”. Chính lẽ đó, các em khi bước vào lớp học của cô thường thấy những tấm áp phích cổ vũ có nội dung: “Khi bước vào căn phòng này, bạn là một người có hoài bão... người biểu diễn... ngôi sao nhạc rock... người sáng tạo... nhạc sĩ đại tài".
Cô Kwasny thường yêu cầu các em tuân thủ quy tắc khi làm việc cùng nhau như sử dụng nhạc cụ cẩn thận, có trách nhiệm, sẵn sàng lắng nghe khi người khác bày tỏ quan điểm và cư xử đúng mực với người khác.
Ví dụ về hoạt động nhóm là sử dụng bảng biểu tượng cảm xúc khi nghe nhạc. Cô Kwasny sẽ ghép đôi học sinh và mỗi học sinh nhận được một bảng gồm 9 biểu tượng cảm xúc. Nhạc sẽ phát trong khoảng 30–60 giây và khi nhạc dừng, các em chỉ vào một biểu tượng cảm xúc thể hiện cảm xúc của mình về những gì đã nghe. Các em nói chuyện với bạn học của mình về điều gì trong bản nhạc khiến các em cảm thấy như vậy. Cô Kwasny đến kiểm tra từng cặp và chia sẻ cảm xúc của chính cô nhằm giới thiệu cho học sinh vốn từ vựng về âm nhạc, chẳng hạn như nhịp độ và cường độ, cũng như mối liên hệ giữa âm nhạc và cảm xúc.
Trường trung học cơ sở: Ông William Winters, làng Bensenville, Mỹ
Mục tiêu chính chương trình ban nhạc của William Winters là "Xây dựng quyền công dân, tính cách và cộng đồng thông qua âm nhạc". Ông thường bắt đầu hoạt động đầu năm là tìm hiểu học sinh và hướng dẫn các em về nguyên tắc cơ bản khi dùng nhạc cụ. Các em cũng hiểu rõ nhu cầu đặc biệt vào bản thân nên ông Winters muốn các em thảo luận về mục tiêu của bản thân, bất kể mục tiêu đó có liên quan đến âm nhạc hay không.
Các em ở độ tuổi này thích khám phá, vì vậy ông thường ẩn đi tên tác phẩm các em sẽ học lúc đầu, điều này giúp các em suy ngẫm về cảm xúc của mình khi nghe nhạc, bao gồm cả việc mô tả cụ thể bằng việc sử dụng từ ngữ và hình ảnh.
Ví von vai trò của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn trong lớp học, ông đã nhấn mạnh vai trò lãnh đạo trong một nhóm nhạc và tạo cơ hội để tất cả học sinh được thử sức. Trong quá trình học tập, ông đã tạo quy trình tự kiểm điểm để học sinh có cơ hội thừa nhận mình đã mắc lỗi và tìm cách cải thiện hoặc đưa ra phản hồi mang tính chất xây dựng cho trưởng nhóm nhạc và giáo viên.
Đưa ra lựa chọn là một phần quan trọng của SEL. Khi các em học một bản nhạc mới, học sinh có cơ hội đề xuất thay đổi cách chơi như có thay đổi nhịp độ, nhạc cụ được sử dụng hay điều gì khác không? Sau khi thử, học sinh chia sẻ liệu họ có nghĩ sự thay đổi đó có cải thiện bản gốc không, nếu có thì như thế nào. Cuối cùng, học sinh được yêu cầu suy ngẫm về lý do tại sao tác giả lại lựa chọn những nhạc cụ đó ngay từ ban đầu để rồi thầy trò có cơ hội tìm hiểu thêm những câu chuyện bên lề của tác phẩm đó.

Trường trung học: Ông Brandon Larsen, thành phố Herriman, Mỹ
Ông Brandon Larsen cho rằng giáo dục âm nhạc, hay thành lập ban nhạc là phương tiện giúp học sinh biết cách vượt qua thất bại, tự cải thiện và trở nên kiên cường hơn. Ông tin rằng điều này sẽ được hình thành trong quá trình học nhạc. Ông cũng dựa vào SEL để dạy học sinh cách xử lý và quản lý cảm xúc trong những hoàn cảnh đầy thử thách và bực bội.
Ông Larsen nói rằng điều cần thiết là phải tạo dựng văn hóa quan tâm, tự hào và xuất sắc, bắt đầu từ những buổi biểu diễn nhỏ. Ông thảo luận với ban nhạc như người đại diện của ban nhạc và nhắc nhở các em cách ứng xử khi đi “lưu diễn” là điều quan trọng. Ông có loạt các câu hỏi - trả lời có chức năng như phương châm và thúc đẩy hành động, ví dụ: "Chúng ta rời khỏi chiếc xe buýt sao cho xe sạch hơn khi chúng ta đến". Hoặc khi mong muốn các đối thủ có màn trình diễn tuyệt vời, ông sẽ nói: "Chúng ta hy vọng họ chơi tốt như chúng ta". Tính cách của học sinh cải thiện rõ rệt khi các em nhận ra cách người khác nhìn nhận mình và vai trò của mình như nhân vật quan trọng.
Đối với ông Larsen, các chuẩn mực rất cần thiết để học sinh có không gian mở để chia sẻ, mắc lỗi và đề nghị giúp đỡ. Hoạt động đầu năm học là yêu cầu mỗi học sinh tạo một bản thuyết trình ngắn kể về cuộc sống hoặc các hoạt động các em thích. Bản thuyết trình cần phải thêm nhạc nền là một bài nhạc có sẵn hoặc tự sáng tác. Sau đó, học sinh trình bày trước nhóm và trả lời các câu hỏi. Larsen thấy rằng hoạt động này tạo ra văn hóa cởi mở và gắn kết trong lớp học của ông.
Một kỹ thuật bổ sung mà ông Larsen sử dụng là "Kiểm tra từ đầu đến cuối". Nắm đấm ám chỉ những thứ tệ nhất, và năm ngón tay giơ ra để chỉ những thứ tuyệt vời nhất. Larsen sử dụng điều này trong tiết học nhạc để yêu cầu học sinh đưa ra phản hồi về cảm nhận của các em về phần nhạc vừa chơi, hoặc phong cách, sự gắn kết, âm lượng,... của một buổi biểu diễn. Ông cảm thấy kĩ thuật này giúp các em xác định và nhận ra cảm xúc bản thân cũng như tự giám sát, điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường.
Cô Jessica Kwasny kết luận: “Chúng tôi có thể tạo ra nhiều bản nhạc có ý nghĩa hơn nhờ cách làm này. Giáo dục cảm xúc và xã hội đã giúp tôi trở thành một giáo viên tốt hơn, giúp các em tập trung trong lớp học và khiến cho lớp học thành một nơi vui vẻ hơn để học tập và sáng tác nhạc.”
Bình luận