Nâng cao chất lượng giáo dục qua giáo dục song ngữ

GD&TĐ - Hạn chế về ngôn ngữ chính là rào cản đối với học sinh dân tộc trong vấn đề tiếp cận với các kiến thức trên lớp. Vì vậy nhiều địa phương đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

Nâng cao chất lượng giáo dục qua giáo dục song ngữ

Ông Nguyễn Trọng Hoàng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ia Phí (Chư Păh, Gia Lai) đã chia sẻ những hiệu quả trong việc dạy thực hành giáo dục song ngữ (GDSN) trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Là một trong những trường áp dụng khá thành công việc dạy thực hành GDSN trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc, xin ông cho biết những khó khăn trong quá trình giảng dạy?

Hiện nay toàn xã Ia Phí (Chư Păh, Gia Lai) có 4 trường, 56 nhóm lớp với tổng số học sinh là: 1.291, nữ 626, dân tộc: 1.278, nữ dân tộc: 621; gồm 1 trường mầm non với 234 cháu, 1 trường tiểu học với 616 học sinh, 1 trường PTCS với 220 học sinh (tiểu học: 163, THCS: 57) và 1 trường THCS với 221 học sinh; gần 99% học sinh các trường là người Jrai. Ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất của trẻ khi đến trường, khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của các em còn hạn chế.

Chính vì vậy hàng năm, GV các trường mầm non rất vất vả trong việc cho trẻ làm quen với tiếng Việt. Vào đầu năm học mới, các GV trường tiểu học đều phải dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh, nhất là ở những lớp đầu cấp. Ngay trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng rất khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì vậy nhiều giáo viên đã cố gắng học thêm vốn tiếng Jrai để thuận tiện trong quá trình lên lớp. Tuy nhiên, ngôn ngữ dân tộc của các thầy cô cũng mới dừng lại ở vốn từ giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, khi triển khai GDSN đã mở ra một hướng đi mới trong vấn đề xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, giúp GV và học sinh chủ động trong việc giảng dạy và học tập.

Vậy có những thuận lợi gì khi áp dụng chương trình này vào giảng dạy?

Việc áp dụng dạy thực hành GDSN trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào công tác giảng dạy đã mang lại nhiều thuận lợi. Trước hết, đối với học sinh DTTS: Trẻ em được tiếp cận giáo dục bằng chính ngôn ngữ của mình và thông qua ngôn ngữ của mình trước khi được tiếp cận tiếng Việt. Sự chuyển di ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt giúp cho trẻ em DTTS nhanh chóng tiếp cận và học tốt tiếng Việt. Điều này tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.

Đối với giáo viên: Các thầy cô cũng được bồi dưỡng nâng cao kiến thức cơ bản, bồi dưỡng phương pháp GDSN và bổ sung kiến thức về tiếng Jrai. Song song với đó, các GV của trường được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện thường xuyên giúp đỡ tìm hiểu tài liệu, xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn định kì. Vì vậy, đội ngũ GV không ngừng được nâng cao về kiến thức chuyên môn và năng lực về phương pháp dạy học.

Bên cạnh đó cha mẹ HS và cộng đồng cũng được làm quen với GDSN góp phần bảo tồn, phát huy, phát triển ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai; sưu tầm được nhiều câu chuyện, bài thơ, bài hát, trò chơi, vật dụng, đồ dùng… có nguồn gốc từ văn hóa dân tộc mình.

Trên thực tế thì chương trình đã mang đến những ưu việt nào, thưa ông?

Dạy thực hành GDSN trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc đã mang lại nhiều ưu việt như: Chương trình được xây dựng thông qua sự thống nhất giữa các bên, từ Trung ương đến cơ sở, bám sát chương trình chung của Bộ GD&ĐT và có sự điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh người DTTS. Tài liệu, sách giáo khoa, sách bài tập, vở tập viết, phiếu bài tập từ lớp 1 đến lớp 5 được xây dựng trên cơ sở chương trình tiểu học GDSN. Tài liệu GDSN được viết bằng 2 ngôn ngữ Dân tộc - Việt; nội dung tài liệu được tích hợp các yếu tố văn hóa tộc người, văn hóa vùng miền.

Về nội dung phương pháp giảng dạy: Trong thực hành GDSN trên cơ sở tiếng mẹ đẻ thì tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ thứ nhất, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, việc sử dụng 2 ngôn ngữ rất linh hoạt, tiếng mẹ đẻ luôn hỗ trợ cho tiếng Việt trong quá trình dạy học, giúp học sinh hiểu các khái niệm, các thuật ngữ khó trong bài nếu học sinh không hiểu. Thời lượng sử dụng mỗi ngôn ngữ cũng thay đổi theo từng khối lớp. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, không gian lớp học cũng luôn được thay đổi tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái khi lĩnh hội kiến thức.

Xin ông chia sẻ những kinh nghiệm hay trong quá trình áp dụng việc dạy thực hành GDSN ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tại Trường Tiểu học Ia Phí?

Về công tác quản lí chỉ đạo: Nhà trường đã phân công cán bộ quản lí phối hợp cùng khối trưởng quan tâm đến các lớp tham gia giảng dạy chương trình GDSN để tìm ra những biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng. Triển khai thực hiện dạy 8 buổi/tuần; Chỉ đạo khối trưởng kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành trang trí lớp theo tinh thần “lớp học thân thiện” và làm đồ dùng dạy học; Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc soạn giảng của giáo viên và việc học tập của học sinh. Công tác dự giờ thăm lớp được duy trì thường xuyên nhằm giúp giáo viên rút kinh nghiệm và nắm vững về phương pháp. Hàng tháng duy trì công tác họp chuyên môn để giáo viên thảo luận và tìm ra nhiều phương pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Về sự phối hợp nhà trường - cộng đồng: Nhà trường và cộng đồng đã có sự phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện nội dung GDSN. Cộng đồng đã thể hiện được sự chung tay có tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục nói chung và GDSN nói riêng. Đặc biệt các đoàn thể trong xã hội cũng như các bậc phụ huynh đã thể hiện được vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ những vấn đề liên quan đến văn hóa địa phương…

Xin cảm ơn ông!

Nâng cao chất lượng giáo dục qua giáo dục song ngữ ảnh 1
Ông Nguyễn Trọng Hoàng
 
“Chính nhờ việc áp dụng giải pháp trong dạy thực hành GDSN trên cơ sở tiếng mẹ đẻ mà nhà trường đã cải thiện được chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số. Việc áp dụng ngôn ngữ Jrai trong dạy học giúp cho quan hệ giữa thầy cô và học sinh gần gũi, thân thiện hơn”.


Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...