Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến qua sinh hoạt tổ chuyên môn

GD&TĐ - Để bảo đảm chất lượng học trực tuyến, vai trò sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của các thầy cô giáo, nhà trường đóng vai trò quyết định.
Một buổi sinh hoạt chuyên môn trực tuyến của giáo viên Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Một buổi sinh hoạt chuyên môn trực tuyến của giáo viên Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Sinh hoạt chuyên môn theo hình thức trực tuyến là hoạt động hàng tuần của Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhằm đánh giá quá trình triển khai công tác dạy và học trong thời gian tổ chức cho học sinh học tập tại nhà để phòng chống dịch Covid-19, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đưa ra các giải pháp để duy trì việc dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả.

Cũng như buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung theo truyền thống, buổi sinh hoạt chuyên môn trực tuyến của nhà trường được tổ nhóm thực hiện đầy đủ các bước theo đúng qui định.

Cô Trần Thị Bích Liên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An trao đổi: Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi. Như vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn là cơ hội để giáo viên trao đổi về thiết kế bài dạy, cách ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào bài dạy một cách linh hoạt hay tìm ra những hướng đi mới phù hợp với hình thức dạy trực tuyến. Vì vậy, sinh hoạt tổ chuyên môn cần được chú trọng trong giai đoạn đặc biệt này.

Tại Trường THCS Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đều đặn mỗi tháng, các tổ chuyên môn tiến hành họp tổ - sinh hoạt nhóm nhằm tổng kết hoạt động đã thực hiện, thảo luận về các tiết dạy, chuyên đề để tìm ra giải pháp thúc đẩy chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, họp tổ - nhóm chuyên môn còn tạo tâm thế vững chắc cho các giáo viên.

Các tổ chuyên môn thảo luận, trao đổi về kế hoạch bài dạy, phân công ra đề, chuẩn bị cho đợt kiểm tra trong năm. Nhiều buổi sinh hoạt kết thúc lúc 11 giờ đêm. Cô Nguyễn Thị Loan -  Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng Hậu cho biết: Với mục tiêu nâng cao chất lượng, các tổ chuyên môn của trường xác định đổi mới tiết hội giảng, chuyên đề, tránh hình thức, đi sâu vào giải quyết vấn đề nổi cộm trong nội dung môn học hoặc quản lý học sinh, nhất là quản lý học sinh trong tiết học online.

Theo đó, các buổi sinh hoạt chuyên đề được tổ chức dưới hình thức một tiết dạy học hoặc buổi chia sẻ kinh nghiệm dạy học trong giáo viên. Tại buổi sinh hoạt chuyên môn đã thu được nhiều ý kiến góp ý của giáo viên trong tổ, đáp ứng tốt yêu cầu của dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ông Kiều Văn Minh - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT) Hà Nội thông tin: Năm đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 2 và lớp 6; vì vậy công tác tập huấn chuyên môn đối với chương trình GDPT được quan tâm kỹ lưỡng.

Hầu hết giáo viên được tham gia tập huấn phần mềm, kỹ năng dạy học trực tuyến để nắm được và linh hoạt sử dụng phần mềm dạy học trong bài giảng trực tuyến. Cùng với đó, các trường đã tăng cường sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo được sự thống nhất trong thực hiện quy chế chuyên môn.

Thầy cô nên dành thời gian trò chuyện và tư vấn tâm lý cho học sinh trong những ngày đầu đến trường (ảnh minh hoạ).

Học sinh trở lại trường: Nới lỏng để thích ứng

GD&TĐ - Thời gian đầu học sinh tới trường, giáo viên cần nới lỏng, để các em thích ứng lại với sinh họat, học tập ở trường. Việc đuổi kịp chương trình, hay kiểm tra khảo sát kiến thức là không nên.
Học sinh Trường Tiểu học Lê Lai (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đến trường nộp bài kiểm tra cuối học kỳ I.

Đà Nẵng: Lo ngại vì học sinh học trực tuyến kéo dài

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, từ ngày 7/2, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 sẽ đến trường học trực tiếp. Với trẻ mầm non và học sinh lớp 1 - 6, căn cứ hướng dẫn của các cấp và tình hình thực tế, Sở sẽ có thông báo sau.
Các lớp luyện thi trực tuyến đã phổ biến trong nhiều năm trở lại đây.

Nở rộ luyện thi trực tuyến

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh.