Myanmar quan tâm đến BRICS và đồng tiền chung

GD&TĐ -  Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Kinh tế Đối ngoại Kan Zaw của Myanmar cho biết nước này quan tâm đến BRICS và đồng tiền chung của khối.

Myanmar
Myanmar

Theo ông Kan Zaw, từ tháng 5 năm 2023, Myanmar đã được công nhận là đối tác đối thoại trong SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải). Nước này cũng đang nghiên cứu BRICS và sự phát triển của nó cũng như sáng kiến tiền tệ chung.

Tháng 6/2022, tại Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu 5 nền kinh tế mới nổi lớn nên thiết lập hệ thống dự trữ quốc tế dựa trên rổ tiền tệ BRICS.

Mặc dù BRICS có thể mất nhiều năm để tạo ra một hệ thống tiền tệ như vậy nhưng kết quả cuối cùng có thể là sự cân bằng giữa hệ thống đồng USD của phương Tây và rổ tiền tệ BRICS.

Tháng 8/2023, lãnh đạo Sergey Katyrin của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga nói với Sputnik rằng gần 50 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS và 17 quốc gia đã nộp đơn đăng ký chính thức.

Tháng 9/2023, nhà phân tích địa chính trị Pepe Escobar nói với Sputnik rằng các quốc gia thuộc nhóm BRICS nên nỗ lực thống nhất các hệ thống thanh toán và cơ chế giao dịch bằng tiền tệ quốc gia để thúc đẩy thương mại lẫn nhau và độc lập hơn.

Ngày 1/1, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi đã chính thức trở thành thành viên chính thức mới của BRICS.

Trước đó BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi lớn là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.