Mỹ thành lập đội phản ứng nhanh đối phó dịch bệnh Ebola

Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Ebola có nguy cơ lây lan trên đất Mỹ, ngày 14/10, Giám đốc các Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh lên bang Mỹ (CDC), bác sỹ Thomas Frieden, thông báo nước này sẽ thành lập một đội phản ứng nhanh để trợ giúp các bệnh viện kịp thời xử lý khi có trường hợp nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.

Mỹ thành lập đội phản ứng nhanh đối phó dịch bệnh Ebola
Mỹ thành lập đội phản ứng nhanh đối phó dịch bệnh Ebola ảnh 1 Nhân viên cứu hộ làm nhiệm vụ khử trùng tại khu nhà nơi nhân viên y tế được xác nhận nhiễm virus Ebola sinh sống ở Dallas, Texas, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu trước báo giới, Giám đốc Frieden cho biết quyết định này được đưa ra xuất phát từ thực tế đa số nhân viên y tế nước này hiện không được trang bị kiến thức và kỹ năng đầy đủ trong việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm Ebola.Đội phản ứng nhanh này sẽ bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực như kiểm soát nhiễm trùng, khoa học thí nghiệm, trang thiết bị bảo hộ cá nhân cùng các chuyên gia hỗ trợ trong việc điều trị, giáo dục cộng đồng và kiểm soát môi trường.Theo ông, nhóm chuyên gia này sẽ được triển khai để hỗ trợ mọi cơ sở y tế có trường hợp nhiễm Ebola chỉ trong vòng "vài giờ đồng hồ."Liên quan đến trường hợp nữ y tá gốc Việt Nina Phạm làm việc tại bệnh viện Texas Health Presbyterian ở thành phố Dallas, bang Texas, bị nhiễm Ebola từ bệnh nhân Thomas Duncan, người Liberia đã qua đời ngày 8/10 vừa qua, Giám đốc Frieden thừa nhận có một số thiếu sót trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.Theo ông, nữ nhân viên y tế sẽ không bị lây bệnh nếu một đội phản ứng đặc biệt có mặt tại Dallas vào thời điểm đó để cung cấp những kỹ năng cần thiết trong việc điều trị bệnh nhân mắc Ebola cho các nhân viên y tế. Hiện y tá Nina Phạm đang được chăm sóc đặc biệt tại khu cách ly và sức khỏe đang dần được cải thiện.Giám đốc Frieden cũng cho biết hiện 48 trường hợp đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân Duncan đã gần vượt qua thời kỳ ủ bệnh (theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới - WHO - là 21 ngày đối với virus Ebola) sau 14 ngày đầu tiên được theo dõi và CDC cũng đang giám sát chặt chẽ 76 nhân viên y tế từng tham gia điều trị bệnh nhân Duncan tại bệnh viện Texas Health Presbyterian. Hầu hết những người nhiễm Ebola thường biểu hiện các triệu chứng như sốt, đau nhức, nôn và tiêu chảy trong vòng 8 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.Trước tình hình dịch bệnh Ebola diễn biến ngày càng phức tạp, Nhà Trắng cùng ngày cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến tiến hành một hội nghị truyền hình với các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức và Italy vào ngày 15/10 để thảo luận về dịch bệnh Ebola ở Tây Phi và những vấn đề quốc tế cấp bách khác.Trong khi đó, tại Nhật Bản, chính phủ nước này đã quyết định sửa đổi luật trao cho các quan chức thêm quyền hạn để ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola cũng như các bệnh truyền nhiễm khác trong nước.Dự thảo sửa đổi được thông qua tại cuộc họp Nội các ngày 14/10, theo đó các quan chức cấp tỉnh sẽ được phép lấy mẫu máu và nước tiểu của một người mà không cần có sự đồng ý của người đó hay cơ sở y tế. Đối tượng hướng đến là người nghi vấn nhiễm Ebola, cúm gia cầm hoặc các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Chính phủ muốn kỳ họp Quốc hội đang diễn ra sẽ thông qua sửa đổi này thành luật, nhằm kiểm soát các bệnh lây nhiễm.Những nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh Ebola được triển khai trong bối cảnh WHO trước đó cùng ngày cho biết tỷ lệ bệnh nhân tử vong do nhiễm virus Ebola ở khu vực Tây Phi lên đến 70% và đang không ngừng tăng lên tại 3 quốc gia "ổ dịch" ở Tây Phi là Liberia, Sierra Leone và Guinea.Theo ông, với đà này, đến tuần đầu tiên của tháng 12, số bệnh nhân Ebola nhiễm mới có thể lên tới 5.000-10.000 người/tuần.Theo thống kê mới nhất của WHO, kể từ khi bùng phát đến nay, trên thế giới đã có 8.914 trường hợp nhiễm virus Ebola và 4.447 ca trong đó đã tử vong. Hiện tổ chức y tế lớn nhất thế giới đang tập trung nỗ lực vào việc cách ly và chữa trị cho những người mắc bệnh./.
Theo Vietnam+

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ