Mỹ quyết tâm xóa bỏ việc thực hiện dự án LNG-2 tại Bắc Cực

GD&TĐ - Với các lệnh trừng phạt, Mỹ sẽ nỗ lực đình chỉ dự án LNG-2, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Năng lượng - ông Geoffrey Pyatt cho biết.

Mỹ quyết tâm xóa bỏ việc thực hiện dự án LNG-2 tại Bắc Cực

"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng Dự án LNG-2 ở Bắc Cực đã chấm dứt.

Bước đi mang tính tập trung này nhằm ngăn chặn Nga phát triển các chương trình mới nhằm chuyển hướng nguồn khí đốt mà nước này đã gửi trước đây đến châu Âu", Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời ông Pyatt.

Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine tuyên bố ý định "khai tử" dự án nói trên tại một hội nghị diễn ra ở Thụy Sĩ. Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với LNG-2 vào tháng 11 năm 2023.

Sau đó chương trình còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận tàu chở dầu LNG được đóng tại Hàn Quốc.

Việc chế tạo phương tiện chuyên chở tại nhà máy đóng tàu cũng đang bị chậm lại do cần có hệ thống màng để lót bể chứa LNG. Chúng đang được phát triển bởi Gaztransport & Technigaz của Pháp - công ty đã rời Liên bang Nga vào năm 2023.

Việc thực hiện dự án LNG-2 của Nga tại Bắc Cực đang gặp nhiều khó khăn.

Việc thực hiện dự án LNG-2 của Nga tại Bắc Cực đang gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, công ty kinh doanh khí đốt tự nhiên nhà nước Đức SEFE (công ty con của Gazprom trước khi Đức quốc hữu hóa), sẽ không phá vỡ hợp đồng cung cấp nhiên liệu từ nhà máy Yamal LNG.

Cần nhắc lại, SEFE hiện có quyền tiếp cận nguồn cung từ nhà máy ở Nga cho đến năm 2040, điều này đang gây ra nhiều cuộc tranh cãi gay gắt tại Berlin.

Các nhà lập pháp đang yêu cầu công ty chấm dứt hợp đồng với Moskva. Bản thân Đức phản đối việc nhập khẩu LNG từ Nga dù nước này chưa cấm, hãng tin Bloomberg lưu ý.

Như giám đốc thương mại của công ty SEFE - ông Frederic Barnot đã nói với tờ Bloomberg rằng dự án đường ống Yamal là một hợp đồng đúng pháp luật.

"Do vậy chúng tôi phải thực thi nó, mặc dù doanh nghiệp không tham gia vào các thỏa thuận mới với LNG của Nga", người quản lý cấp cao của SEFE kết luận.

Top 10 siêu tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Theo Wall Street Journal

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ