Mỹ phóng máy bay không người lái từ tàu ngầm

Mỹ phóng máy bay không người lái từ tàu ngầm
Hình ảnh mô phỏng vụ phóng máy bay không người lái từ tàu ngầm
Hình ảnh mô phỏng vụ phóng máy bay không người lái từ tàu ngầm
Dường như vẫn chưa hài lòng với các vụ không kích từ các máy bay không người lái thông thường, hải quân Mỹ mới đây đã trình diễn khả năng triển khai máy bay không người lái từ tàu ngầm, với chi phí phát triển được khẳng định rất kinh tế.
Hệ thống máy bay không người lái XFC đã được phóng theo phương thẳng đứng, từ một thiết bị phóng có tên “Sea Robin” gắn trên tàu ngầm USS Providence khi nó vẫn đang lặn dưới biển. Kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống này tương tự với cách hải quân triển khai các tên lửa hành trình Tomahawk.
Hệ thống này được thiết kế để nằm gọn trong một ống phóng vốn dùng để phóng các tên lửa hành trình Tomahawk. Sau khi đã phóng ra khỏi tàu ngầm, ống phóng mang theo máy bay sẽ vọt lên mặt biển. Đến lúc này các cánh của máy bay không người lái sẽ xòe ra và chuyển sang đường bay theo phương song song với mặt biển.
Trong đợt phóng thử nghiệm, sau khi rời tàu thành công, máy bay không người lái đã thực hiện một chuyến bay được hải quân Mỹ miêu tả là thành công, kéo dài vài giờ. Bản thân chiếc XFC có thể bay hơn 6 tiếng nhờ các pin nhiên liệu có sẵn. Và nó cũng có thể được phóng từ những thiết bị nhỏ như một chiếc xe bán tải trên mặt đất, hải quân Mỹ tuyên bố. 
XFC có thể giúp triển khai các chiến dịch do thám cho hải quân
XFC có thể giúp triển khai các chiến dịch do thám cho hải quân
Trong thử nghiệm, XFC đã truyền tín hiệu video trực tuyến về tàu Providence, hỗ trợ các tàu chiến và các sỹ quan hải quân trước khi hạ cánh tại Trung tâm thử nghiệm và đánh giá các hệ thống chỉ huy dưới biển của hải quân tại Bahamas.
Để có được màn trình diễn này, quân đội Mỹ đã mất 6 năm để sản xuất và chi phí của nó thấp hơn đáng kể so với các chương trình truyền thống vốn kéo dài hàng thập niên, Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân khẳng định. Hệ thống mới này dự kiến sẽ giúp hải quân Mỹ thu thập các thông tin tình báo then chốt, thực hiện do thám và giám sát.
“Nỗ lực kéo dài 6 năm này cho thấy sự hợp tác tốt nhất giữa một phòng thí nghiệm hải quân và ngành công nghiệp nhằm tạo ra một công nghệ có thể đáp ứng nhu cầu của những chiến dịch đặc biệt”, tiến sỹ Warren Schultz, nhà phát triển kiêm quản lý chương trình tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân tuyên bố trong một thông cáo báo chí.
“Sự sáng tạo và các nguồn lực được huy động cho dự án bởi một đội ngũ độc nhất các nhà khoa học và kỹ sư thể hiện qua sự chuyển đổi chưa từng có tiền lệ trong hệ thống đẩy của UAV và các hệ thống phóng”.
Theo Thanh Tùng 
Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ