Nhưng, bất chấp những nỗ lực kể trên, chúng ta vẫn có có xu hướng tiêu thụ nhiều đường hơn mức chúng ta nhận ra, và thậm chí không biết rằng mình đang dùng nhiều loại thực phẩm có chứa đường.
Điều này là do đường có thể được liệt kê như một thành phần dưới những tên khác nhau, chẳng hạn như sucrose, xi-rô ngô hoặc dextrose.
Các loại gia vị mà chúng ta thường thêm vào thức ăn, chẳng hạn như sốt cà chua và nước sốt thịt nướng, cũng là thủ phạm gây ra hàm lượng đường quá mức.
Ăn quá nhiều đường có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, sâu răng và cholesterol cao. Vì vậy, điều quan trọng là phát hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về việc ăn quá nhiều đường.
Tiến sĩ Leila Aleman, chuyên gia về da liễu, huyết học, hậu môn và y học dinh dưỡng đã nói chuyện với tạp chí Vogue Anh về một số dấu hiệu cảnh báo cần chú ý.
Tăng cân và cảm giác đói liên tục
Đường rất giàu calo, có nghĩa là ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất khiến bạn tăng cân.
Tiến sĩ Alleman giải thích, thừa đường cũng có thể khiến bạn cảm thấy đói “liên tục”. Điều này là do đường được nạp vào cơ thể đẩy lượng đường trong máu lên cao trong thời gian ngắn nhưng không tạo ra cảm giác no do thiếu chất xơ, cuối cùng dẫn đến tăng cân.
Mụn trứng cá
Tiến sĩ Alleman tiết lộ rằng lượng đường ăn vào làm tăng mức độ hormone gọi là yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1).
“IGF-1 và insulin cùng nhau kích thích tuyến bã nhờn, khiến vùng bã nhờn bị tăng sừng hóa, đó là lý do tại sao tuyến bã nhờn bị tắc, dẫn đến mụn trứng cá và viêm nhiễm”, cô nói.
Thèm ăn và thay đổi tâm trạng
Tiêu thụ đường khiến nồng độ glucose tăng nhanh, gây giải phóng insulin. Nhưng sự tăng đột biến này thường mạnh đến mức thay vì giảm trở lại mức bình thường, lượng đường trong máu lại giảm xuống dưới mức cơ bản, Tiến sĩ Alleman cho biết.
Cô giải thích thêm: “Điều này được gọi là hạ đường huyết và sau đó có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn. Đối với một số người, nó cũng dẫn đến tâm trạng thất thường và hoang tưởng.”
Hệ thống miễn dịch yếu
Nếu bạn bị ốm thường xuyên hơn bình thường, nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt là lượng đường bạn ăn vào.
Tiến sĩ Alleman cho biết: “Thông thường, cơ thể hấp thụ đường qua ruột non. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiêu thụ các loại đường đơn giản, chẳng hạn như glucose và fructose, vượt quá khả năng của ruột non, chúng sẽ kết thúc ở ruột già.”
Vi khuẩn sống trong ruột già sau đó ăn đường. Do đó, việc ăn uống không có chọn lọc sẽ dẫn đến sự sinh sôi nảy nở của những vi khuẩn này.
Vấn đề là vi khuẩn mang nội độc tố trên bề mặt, có thể rời khỏi ruột và xâm nhập vào máu, gây ra tình trạng viêm thầm lặng làm đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm suy yếu hệ miễn dịch.
Lão hóa nhanh
Tiến sĩ Aleman cho biết, khoa học đã chứng minh rằng lượng đường ăn vào cao có thể dẫn đến hình thành các sản phẩm glycat hóa cuối cùng (AGEs) và AGEs có khả năng phá hủy các sợi collagen.
Cô nói thêm: “Khi chúng ta già đi quá nhanh, các sợi collagen của chúng ta trở nên cứng, giòn và thoái hóa. Khả năng tự sửa chữa của cơ thể cũng giảm, đồng nghĩa với việc chất lượng collagen ngày càng xấu đi.”
NHS khuyến cáo người lớn không nên tiêu thụ quá 30g đường mỗi ngày (tương đương với 7 viên đường).
9 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường bạn cần biết và kiểm tra thường xuyên
- Khát nước và uống nước thường xuyên hơn bình thường.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Thường xuyên cảm thấy đói và ăn nhiều hơn.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Nhìn mờ, không thể nhìn rõ.
- Cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- Có vết thương và lành chậm hơn bình thường.
- Cảm giác tê, ngứa ran, nóng rát hoặc giống như kiến bò trên đầu bàn tay và bàn chân.
- Da khô, ngứa.