Mỹ phản ứng với lời đề nghị bất ngờ của Ba Lan về việc giao máy bay MiG-29

GD&TĐ - Hôm qua (8/3), Mỹ đã từ chối lời đề nghị bất ngờ của đồng minh NATO là Ba Lan về việc chuyển chiến đấu cơ MiG-29 do Nga sản xuất tới căn cứ Mỹ tại Đức như một cách để bổ sung lực lượng không quân cho Ukraine.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mỹ đã tìm cách đẩy nhanh việc giao vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, viễn cảnh điều máy bay chiến đấu từ lãnh thổ NATO vào vùng chiến sự “gây lo ngại nghiêm trọng cho toàn bộ liên minh NATO” – Lầu năm góc cho biết.

NATO nói rằng họ không muốn xung đột trực tiếp với Nga – một cường quốc vũ trang hạt nhân. Trong khi đó Tổng thống Joe Biden đã loại trừ việc đưa quân Mỹ tới Ukraine để chiến đấu.

Phát ngôn viên Lầu năm góc John Kirby nói về đề xuất của Ba Lan: “Đơn giản là chúng tôi không rõ ràng về một lý do chính đáng cho nó” – ông nói – “Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của Ba Lan và các đồng minh NATO khác về vấn đề này và những thách thức khó khăn về hậu cần của nó. Tuy nhiên chúng tôi không tin rằng đề xuất của Ba Lan là một đề xuất có thể giải quyết được”.

Hôm qua, Bộ Ngoại giao Ba Lan thông báo đã sẵn sàng triển khai các máy bay MiG-29 của mình tới Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức và giao cho Mỹ sử dụng. Nước này kêu gọi các thành viên khác của liên minh có máy bay như vậy làm điều tương tự.

Nhà ngoại giao số 3 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đề xuất của Ba Lan đã khiến Mỹ ngạc nhiên.

“Theo hiểu biết của tôi, việc họ dự định giao những máy bay này cho chúng tôi đã không được tư vấn trước” – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland nói trong một phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện – “Vì vậy, tôi nghĩ rằng đó thực sự là một động thái bất ngờ của người Ba Lan”.

Sự bế tắc đặt ra câu hỏi về khả năng đáp ứng lời cầu xin của Tổng thống Ukraine Zelensky đối với các nước châu Âu trong việc cung cấp máy bay do Nga sản xuất. Đây là vấn đề mà ông đã nhấn mạnh trong một cuộc gọi điện qua video hôm thứ 7 với các nhà lập pháp Mỹ.

Các nhà lập pháp Mỹ mong muốn tăng tốc viện trợ quân sự cho Ukraine và đang thúc giục chính quyền ông Biden tạo điều kiện cho việc chuyển giao máy bay.

Tuy nhiên, thông báo của Ba Lan cũng có thể  phản ánh sự nhạy cảm của chính họ. Ba Lan đang hỗ trợ Ukraine vũ khí phòng thủ, nhưng tuyên bố sẽ không gửi máy bay chiến đấu vì nước này không phải là bên trực tiếp gây ra xung đột giữa Ukraine và Nga.

Tuần này, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo rằng các nước cung cấp sân bay cho Ukraine để tấn công Nga có thể bị coi là tham gia vào cuộc xung đột.

Trong khi đó, bà Nuland cho biết vấn đề chính là đánh giá nhu cầu trước mắt của Ba Lan là gì khi nước này tiếp giáp với cuộc xung đột đang diễn ra.

“Ba Lan được hưởng lợi từ an ninh hàng không đầy đủ từ liên minh NATO… Vấn đề chính là đánh giá nhu cầu trước mắt của Ba Lan là gì trong bối cảnh là nước láng giềng của cuộc xung đột này” – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói.

Trong một diễn biến khác, quân đội Mỹ tuyên bố sẽ bố trí 2 khẩu đội tên lửa Patriot tới Ba Lan để chủ động “chống lại bất kỳ mối đe dọa tiềm năng nào đối với lực lượng Mỹ và đồng minh cũng như lãnh thổ NATO”.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.