Mỹ lo cái dằm Nga cắm giữa lòng NATO

GD&TĐ - Thủ đô các nước NATO châu Âu nằm trong tầm bắn của tên lửa Iskander, hành lang Suwalki bị kiểm soát sẽ cắt đứt mối liên hệ giữa NATO với Baltic.

Mỹ lo cái dằm Nga cắm giữa lòng NATO

Chủ đề về tầm quan trọng của khu vực Kaliningrad đối với Nga một lần nữa được nêu ra trong cộng đồng phân tích quân sự nước ngoài.

Lần này, bài viết về vùng đất Nga của Tiến sĩ Paolo Pizzolo được đăng trên trang web của Viện Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Institute, USNI).

Tiến sĩ Paolo Pizzolo nhấn mạnh, mặc dù Kaliningrad nằm giữa lòng các quốc gia châu Âu như Đức, Ba Lan, Litva, hoàn toàn có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào, một khi chiến sự xảy ra, nhưng Moscow sẽ không bao giờ cho phép khu vực này bị tách khỏi mình vì lý do lịch sử, chiến lược và danh tiếng.

Ngược lại, Moscow từ trước đến nay luôn coi vùng lãnh thổ hải ngoại này là quân bài chiến lược để đối phó với phương Tây, thậm chí còn được gọi là “cái dằm Nga cắm trong lòng NATO”, nên đã tập trung lượng lớn binh lực, vũ khí hiện đại để Kaliningrad thành một pháo đài thực sự.

Tác giả liệt kê trong văn bản một cách chi tiết và dài dòng các mối đe dọa có thể xảy ra được cho là xuất phát từ vùng lãnh thổ hải ngoại duy nhất của Nga nằm trong lòng châu Âu, đặc biệt là việc một số “thủ đô châu Âu” nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.

Ngoài ra, chủ đề về hành lang Suwalki (Suwalki Gap) nổi tiếng, một dải đất hẹp nối từ Belarus đến vùng Kaliningrad của Nga, thông qua lãnh thổ hai quốc gia NATO là Litva và Ba Lan, cũng là một trong những mối lo ngại chính.

Trước đây, nhiều nhà phân tích nước ngoài đã đề cập đến tầm quan trọng chiến lược của hành lang trên bộ dài 65 km (40 dặm) này, gắn với “một cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Nga", nhằm cắt đứt sự liên hệ của các quốc gia Baltic khỏi phần còn lại của Liên minh.

Theo bài viết, Moscow coi dải đất hẹp này là một hành lang chiến lược để bảo vệ vùng lãnh thổ Kaliningrad nằm bên bờ biển Baltic, đồng thời đảm bảo lợi ích của mình ở khu vực này và là một bức tường thành kiên cố để phá vỡ các tuyến cung cấp của khối NATO.

Nhà phân tích Mỹ cho biết, trong giai đoạn hiện nay, sự nguy hiểm đến từ cuộc xung đột quân sự giữa Moscow với Kiev một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của khu vực Kaliningrad, đặc biệt nếu cuộc xung đột giữa hai quốc gia này vượt ra ngoài đường biên giới Ukraine.

Tuy nhiên, ấn phẩm Mỹ cũng giả định rằng, các lực lượng của Nga, đặc biệt là Quân khu phía Bắc chắc chắn không có đủ lực lượng để mở một “mặt trận thứ hai” ở vùng Baltic.

Đồng thời, tác giả lưu ý rằng kết quả của “Chiến dịch Quân sự Đặc biệt của Nga ở Ukraine” có thể dẫn đến việc “đánh giá lại” tình trạng chính trị và pháp lý trong tương lai của Kaliningrad.

Theo ý của ông Paolo Pizzolo, nếu cuộc xung đột kết thúc với phần thắng thuộc về Moscow, thì vị thế của vùng đất này sẽ ngày càng được củng cố vững chắc hơn, còn ngược lại, việc “đánh giá lại tình trạng pháp lý của Kaliningrad” rõ ràng là không có lợi cho Liên bang Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT

Đến với bài thơ hay: Món quà diệu kỳ

GD&TĐ -Nhà thơ Tô Hà đã phác họa bức tranh về một lớp học đặc biệt dành cho trẻ em khiếm thính mà ở đó toát lên niềm đam mê và khát khao con chữ của học trò

Nhiên liệu hàng không từ thực vật có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong việc giảm lượng khí thải carbon.

Cuộc cách mạng nhiên liệu hàng không

GD&TĐ - Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Washington (WSU, Mỹ) có thể đã tìm ra cách biến chất thải nông nghiệp thành nhiên liệu hàng không.

Tác phẩm 'Hải Phòng những đêm không ngủ' của Vũ Văn Lâm (Hải Phòng) - Huy chương Vàng thể loại hiện thực. Ảnh: BTC

Thưởng lãm ảnh nghệ thuật xuất sắc

GD&TĐ - Sau Hà Nội, Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024 sẽ tiếp tục được trưng bày tại tòa nhà số 15 Lê Lợi, TP Huế từ 25/10 đến ngày 3/11.