Mỹ không thể trừng phạt dù Ấn Độ tiếp tục mua dầu Nga?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bất chấp những lời cảnh báo từ Washington, New Delhi vẫn nhập khẩu dầu của Nga, điều này liệu có khiến họ phải chịu các lệnh trừng phạt?

Mỹ không thể trừng phạt dù Ấn Độ tiếp tục mua dầu Nga?

Mỹ sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ vì nước này vẫn mua dầu của Nga, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á - Âu - bà Karen Donfried cho biết.

“Tôi muốn nói rõ rằng nước Mỹ sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ. Quan hệ đối tác của chúng tôi với New Delhi là một trong những sự gắn kết quan trọng nhất đối với Washington", vị quan chức này nói nhấn mạnh.

Ấn Độ hiện là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ, họ đang tích cực mua dầu của Nga.

Vào đầu năm 2022, thị phần của Nga trong tổng khối lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ chỉ đạt 0,2%, nhưng đến cuối năm đã tăng lên gần 1 triệu thùng mỗi ngày, tương đương hơn 20%.

New Delhi không ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu do phương Tây áp đặt đối với dầu của Nga. Như Bộ trưởng Bộ Dầu khí nước này - ông Hardeep Singh Puri đã tuyên bố trước đó: "Dầu mỏ không chịu sự kỳ thị của bất kỳ quốc gia nào và Ấn Độ sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách độc lập để đảm bảo an ninh năng lượng của mình".

Dầu của Nga vẫn tiếp tục chảy vào Ấn Độ với khối lượng lớn.

Dầu của Nga vẫn tiếp tục chảy vào Ấn Độ với khối lượng lớn.

Nhưng bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc áp giá trần cho dầu Nga đã được phương Tây tính toán cẩn thận, biện pháp trên sẽ không gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung mà chỉ chuyển lợi nhuận của Nga cho người mua ở Ấn Độ hay Trung Quốc mà thôi.

Hiện tại, Nga đang chịu thiệt hại nặng trong khi hai quốc gia trên hưởng lợi lớn và như lẽ tự nhiên, New Delhi cùng Bắc Kinh được cho là muốn giá trần kéo dài mãi để tối đa hoá lợi nhuận, tức là họ đang âm thầm hỗ trợ biện pháp trừng phạt của phương Tây, đây mới là lý do chính khiến Mỹ "nhắm mắt" bỏ qua cho đất nước Nam Á này.

Ấn Độ đang được Nga bán dầu thô cho với giá thành rất rẻ, khi mức chiết khấu hiện đã lên tới 40%, Moskva tự nguyện áp dụng chính sách trên khi trần giá dầu được khối G7 áp đặt.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ