Iran sẽ có phiên bản Su-35 đặc biệt?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga sẽ phải giải quyết vấn đề thiếu huấn luyện viên đào tạo phi công Iran lái Su-35 thông qua phiên bản hai chỗ ngồi.

Iran sẽ có phiên bản Su-35 đặc biệt?

Hợp đồng bán tiêm kích Su-35 cho Iran đang đứng trước nguy cơ đổ bể, khi Tehran chưa từng vận hành chiếc Flanker nào từ trước tới nay.

Nếu sở hữu Su-35, phi công Iran sẽ rất khó khăn trong việc làm chủ khi đội ngũ hướng dẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, kể cả khi có sự trợ giúp của Nga.

Cấu hình một chỗ ngồi của Su-35 hạn chế quá trình huấn luyện. Ngoài ra hệ thống điện tử hàng không, radar, động cơ, vũ khí và máy tính... đều mới đối với Iran. Do vậy Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) của Nga nhiều khả năng sẽ phải chế tạo một phiên bản Su-35 hai chỗ ngồi.

Sukhoi nhiều năm trước đã phát triển một phiên bản tương tự là Su-35UB. Một nguyên mẫu đã hoàn thành, nhưng do hạn chế về tài chính hay lý do nào khác, việc sản xuất nó đã bị dừng lại.

Điều này có nghĩa là chiếc máy bay chiến đấu trên thậm chí còn chưa vượt qua các tiêu chuẩn truyền thống hay những bài kiểm tra cần thiết để đáp ứng mọi yêu cầu trước khi được đưa vào sử dụng.

Không chỉ có vậy, cấu hình hai chỗ ngồi sẽ phá vỡ thiết kế của Su-35, khi nhà sản xuất sẽ phải hy sinh không gian của thùng nhiên liệu, khung máy bay sẽ được sửa đổi với ghế phi công thứ hai.

Thực tế trên đặt ra không ít nghi ngại về độ bền của khung thân máy bay hay đặc tính vận động, tuy nhiên giới phân tích cho rằng thay đổi trên sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn.

Nga đã từng chế tạo thử nghiệm tiêm kích Su-35UB với cấu hình hai chỗ ngồi.

Nga đã từng chế tạo thử nghiệm tiêm kích Su-35UB với cấu hình hai chỗ ngồi.

Để tránh chi phí phát triển bổ sung, Moskva có thể đề nghị Tehran mua một số tiêm kích Su-30SM khi nó có sẵn cấu hình hai chỗ ngồi. Nga đang sản xuất bản Su-30SM2 tính năng tương đương Su-35, nhưng nếu điều này tốt cho Nga thì lại không tối ưu cho Iran

Bên cạnh việc khiến chi phí hợp đồng mua sắm tăng vọt, Iran sẽ phải giải quyết một số gánh nặng hậu cần và hỗ trợ bổ sung khi Su-35 và Su-30SM do hai nhà máy khác nhau chế tạo. Ngoài ra điểm tương đồng giữa Su-30 và Su-35 ít hơn sự khác biệt.

Việc bán Su-35 vừa có lợi cho Nga vừa có hại. Nếu Iran quyết định đặt mua thêm máy bay chiến đấu loại này trong tương lai, điều đó giúp giảm thiểu chi phí thiết kế, phát triển và sản xuất máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi.

Nga nhất thiết sẽ muốn cứu vãn thỏa thuận với Iran. Đặc biệt là bây giờ Moskva phải đối phó với việc thiếu đơn đặt hàng. Giữ cho các dây chuyền sản xuất hoạt động có nghĩa là Nga sẽ tìm cách tăng số lượng cho Iran.

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng sẽ không ngạc nhiên nếu trong thời gian tới, Iran sẽ chấp nhận lời đề nghị nói trên và tăng quy mô phi đội Su-35 của họ vượt đáng kể con số 24 chiếc.

Tuy nhiên vẫn còn phải xem Moskva sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào và liệu họ có quyết định sản xuất phiên bản hai chỗ ngồi của chiếc tiêm kích hàng đầu hiện nay hay không.

Không quân Iran hiện chỉ có trong biên chế các tiêm kích F-4D/E và F-14A đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ. Mặc dù được bãi bỏ lệnh cấm vận, Iran đã có quyền tiếp cận nguồn cung vũ khí, nhưng sản phẩm quốc phòng của họ chủ yếu vẫn đến từ Trung Quốc và Nga.

Nga đã Mỹ can thiệp làm mất hợp đồng bán Su-35 cho Ai Cập. Tình trạng trên khiến giới truyền thông đồn đoán rằng Cộng hòa Hồi giáo sẽ nhận lại lô tiêm kích nói trên.

Mua tiêm kích Su-35 sẽ giảm đáng kể gánh nặng cho các phi công Iran đang lái F-14 hay F-4D, khi Flanker-E đảm nhiệm được cả vai trò tấn công lẫn phòng không. Nhưng Tehran có thể thích tiêm kích hai chỗ hơn là một chỗ, điều này sẽ đặt Nga vào một tình thế khó khăn.

Theo Bulgarian Military

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ