Đòn kinh tế giáng vào Nga khiến phương Tây đi đến kết luận bất ngờ

GD&TĐ - Từ một năm nay, Nga chịu áp lực kinh tế nặng nề từ phương Tây, các biện pháp trừng phạt được cho là sẽ tước đi thu nhập và cơ hội phát triển.

Đòn kinh tế giáng vào Nga khiến phương Tây đi đến kết luận bất ngờ

Tuy nhiên thực tế cho thấy Nga đã có thể chống lại đòn đầu tiên được đưa ra trong năm 2022 và kết quả của chính sách kinh tế mà Moskva đưa ra đã khiến các nhà phân tích phương Tây bối rối.

Nhà báo đến từ ấn phẩm Railfreight của Hy Lạp - ông Nikos Papatolios đưa ra nhận định trên.

“Rõ ràng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga là nhằm vào nền kinh tế của nước này. Bất kể hiệu quả của chúng như thế nào, nền kinh tế Nga hiện đang bùng nổ, bác bỏ các dự báo về suy thoái”, bài báo viết.

Như tác giả lưu ý, Nga không phải là quốc gia duy nhất bị phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt. Iran đã chịu sự hạn chế nghiêm ngặt của Hoa Kỳ và EU trong nhiều thập kỷ, và ngày nay, Moskva cùng Tehran đang tăng cường hợp tác.

Hai nước đã ký thỏa thuận kết nối hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Ngân hàng Shakr của Iran và Ngân hàng VTB của Nga sẽ dẫn đầu một dự án tập hợp 158 ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán, đầu tư và nhiều dự án chung khác, bao gồm cả giao thông.

“Các dự án giao thông cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển này. Hai nước đã tìm thấy những thị trường mới và rất thú vị cho những nỗ lực chung của họ, và việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người,” luật sư và chuyên gia về các lệnh trừng phạt - ông Sebastian Bennink cho biết.

Kinh tế Nga vẫn đứng vững sau các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.

Kinh tế Nga vẫn đứng vững sau các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.

Nga vẫn đứng vững sau đòn kinh tế đầu tiên bằng cách chuyển hướng sang các thị trường khác. Chuyên gia Papatolios cho rằng Iran và hành lang giao thông Bắc Nam dẫn tới Ấn Độ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Ấn Độ không công nhận các biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga và Iran, đồng thời nhìn thấy những triển vọng mới trong thương mại với hai quốc gia này.

“Ấn Độ cũng sẽ được hưởng lợi từ một dự án chung giữa Nga và Iran vì điều này có thể dẫn đến các luồng hàng hóa đến và đi từ Moskva không bị gián đoạn".

"Thanh toán quốc tế và quá trình xử lý đối với chúng luôn làm đau đầu các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần. Điều này sẽ không còn xảy ra đối với Nga và Iran, tiếp theo là Ấn Độ - quốc gia nằm ở cuối hành lang Bắc - Nam".

Theo Railfreight

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ