Mỹ hứa không nghe lén lãnh đạo nước đồng minh

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nước này sẽ không do thám liên lạc cá nhân của lãnh đạo các quốc gia thân thiết, trong bài phát biểu về cải cách nhằm ứng phó với những tiết lộ của Edward Snowden.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua có bài phát biểu quan trọng tại Bộ Tư pháp Mỹ về cải cách NSA. Ảnh: SydneyMorningHerald
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua có bài phát biểu quan trọng tại Bộ Tư pháp Mỹ về cải cách NSA. Ảnh: SydneyMorningHerald

Trong bài phát biểu hôm qua tại Bộ Tư pháp, ông Obama trấn an các đồng minh của Mỹ rằng nước này sẽ cân nhắc quan ngại về quyền riêng tư, sau khi cựu nhân viên tình báo Edward Snowden hé lộ bí mật về chương trình theo dõi của Cơ quan An ninh Mỹ (NSA). 

Tổng thống Mỹ hứa nước này sẽ không nghe lén lãnh đạo của những quốc gia hay chính phủ là bạn bè, đồng minh thân cận của Mỹ, "nếu không có mục đích an ninh quốc gia thuyết phục". Một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết điều này sẽ được áp dụng với hàng chục lãnh đạo. 

"Lãnh đạo của những nước bạn hữu thân thiết và đồng minh của chúng tôi đáng được biết rằng nếu tôi muốn tìm hiểu xem họ nghĩ gì về một vấn đề, tôi sẽ nhấc điện thoại và gọi cho họ, thay vì dùng cách theo dõi" - Reuters dẫn lời ông Obama nói. 

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ nói tình báo nước này sẽ tiếp tục thu thập thông tin về ý định của các chính phủ khác, và sẽ không xin lỗi chỉ vì tình báo Mỹ hoạt động hiệu quả hơn các đội ngũ khác.

Động thái trên nhằm xoa dịu căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và các nước như Đức, sau khi có báo cáo năm ngoái cho rằng NSA theo dõi điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel. 

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cũng hoãn một chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington nhằm phản đối việc NSA theo dõi điện thoại và thư điện tử của bà.

Theo Guardian, trong bài phát biểu 5.000 từ, ông Obama hai lần đề cập đến cái tên Snowden. Tổng thống Mỹ chủ yếu tránh nhắc tên cựu nhân viên tình báo này trong những bài phát biểu trước, sau khi anh công bố về hoạt động theo dõi quy mô lớn của NSA hồi tháng 6/2013. 

"Khi đang có một cuộc điều tra mở, tôi sẽ không nhấn mạnh vào hành động hay động cơ của ông Snowden" - Obama nói khi thông báo về vấn đề cải cách NSA, trong đó có việc chính phủ ngừng lưu trữ dữ liệu điện thoại. 

"Tôi sẽ nói rằng việc bảo vệ quốc gia của chúng ta phụ thuộc một phần vào lòng trung thành của những người được giao phó bí mật của đất nước. 

Nếu bất cứ cá nhân nào phản đối chính sách của chính phủ cũng có thể tự tay công bố tài liệu mật, chúng ta sẽ không bao giờ bảo vệ được người dân hay thi hành chính sách đối ngoại" - Obama cho biết. 

Tổng thống Mỹ cũng cho hay thay vì việc chính phủ lưu trữ dữ liệu điện thoại mà NSA thu thập, một bên thứ ba sẽ được thiết lập để lưu dữ liệu thô theo chương trình mới. Dữ liệu sẽ chỉ được tiếp cận với sự cho phép của một quan tòa. 

Trong khi đó, cha đẻ của trang Wikileaks, Julian Assange, hiện vẫn sống tại đại sứ quán Ecuador ở London, cho biết: "Thật đáng xấu hổ với một nguyên thủ quốc gia khi phát biểu trong gần 45 phút mà thực ra gần như chẳng nói gì". 

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.