Mỹ giật mình khi Trung Quốc ra mắt bản sao Club-K với nhiều tên lửa khác nhau

GD&TĐ - Câu hỏi không chỉ nằm ở đặc điểm độc đáo của hệ thống mà còn ở khả năng chống lại mối đe dọa này.

Mỹ giật mình khi Trung Quốc ra mắt bản sao Club-K với nhiều tên lửa khác nhau

Năm 2022, trong Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc đã trình làng hệ thống tên lửa container của mình, được phương Tây gọi là CSDCS và về cơ bản là biến thể cải tiến từ Club-K của Nga.

Nếu "bản gốc" của Nga chỉ có thể sử dụng tên lửa loại Kh-35 và Kalibr thì CSDCS có thể bắn tên lửa với phạm vi rộng hơn nhiều và chỉ cần 3 - 4 người để phục vụ cho việc lắp đặt.

Hiện tại, tình trạng của CSDCS vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên viễn cảnh Trung Quốc sử dụng hệ thống này trong một cuộc chiến ở Thái Bình Dương thực sự đáng sợ đối với Hải quân Hoa Kỳ, theo đánh giá từ trang War on the Rocks.

Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng mối đe dọa cơ bản từ hệ thống tên lửa container CSDCS của Trung Quốc không chỉ đơn giản là chúng được ngụy trang thành các vật thể dân sự, vì vậy trong trường hợp này rất khó để dự đoán khả năng xảy ra.

Mối đe dọa cơ bản là Trung Quốc có thể sử dụng CSDCS theo phong cách chiến dịch Mạng nhện của Ukraine để gây ra tổn thất nghiêm trọng cho Hải quân Hoa Kỳ tại chiến trường Thái Bình Dương chỉ bằng một đòn.

f86684986764eb06.jpg
Rất khó để xác định tổ hợp tên lửa chống hạm đặt trong container.

Bắc Kinh đã trưng bày những nguyên mẫu đầu tiên của hệ thống tên lửa container vào năm 2016, và CSDCS được trình làng vào năm 2022 là bước phát triển xa hơn. Điều này chứng minh sự quan tâm trực tiếp của quân đội trong việc sử dụng vũ khí như vậy trong các trận chiến chống lại Hoa Kỳ.

Ngoài ra Bắc Kinh đang tích cực thực hành việc sử dụng tàu dân sự cho các nhiệm vụ quân sự, chứng minh rằng không có rào cản tâm lý nào đối với Quân đội Trung Quốc, ví dụ sử dụng một trong những tàu chở container để tấn công đối phương.

Vấn đề đối với Hải quân Hoa Kỳ ở đây là toàn bộ khuôn khổ quản lý hiện hành cấm trực tiếp việc bắn vào tàu dân sự trừ khi có bằng chứng đáng tin cậy rằng chúng đang được sử dụng cho mục đích quân sự. Và đối với bệ phóng container, các yếu tố trên chỉ lộ diện trong quá trình phóng tên lửa thực tế.

Đối với tổ hợp CSDCS, nó có khả năng sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12 và YJ-18, tên lửa chống hạm tầm trung cận âm YJ-83 và tên lửa chống hạm tầm xa cận âm YJ-62, cũng như tên lửa chống radar PL-16. Tổng cộng có 4 bệ phóng.

Chúng ta cũng nên nhớ lại rằng buổi giới thiệu đầu tiên về hệ thống tên lửa trong container Club-K của Nga đã diễn ra vào năm 2012, tình trạng của vũ khí này vẫn chưa rõ ràng.

Trên báo chí, có thể bắt gặp thông tin sai lệch rằng các tàu tuần tra của Hạm đội Biển Đen thuộc Dự án 22160 đã mang tên lửa Kalibr trong container, nhưng thực tế chưa có gì xảy ra.

Hải quân Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh Zircon.
Theo War on the Rocks

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U22 Việt Nam tích cực rèn quân cho giải Đông Nam Á.

U22 Việt Nam chia tay 8 cầu thủ

GD&TĐ - Sau hai trận đấu tập với U22 Đài Bắc Trung Hoa, HLV Kim Sang Sik rút gọn danh sách đội tuyển U22 Việt Nam xuống còn 28 cầu thủ.

V (BTS) sánh cùng Ronaldo, Messi

V (BTS) sánh cùng Ronaldo, Messi

GD&TĐ - V (BTS) xếp thứ ba trong danh sách những người có sức ảnh hưởng nhất toàn cầu, sau Ronaldo và Messi.