Tổ hợp công nghiệp quốc phòng nói trên là cần thiết để triển khai việc sản xuất tên lửa Tamir của hệ thống Iron Dome và phiên bản SkyHunter của Mỹ.
Thông qua liên doanh Hệ thống Bảo vệ Khu vực Raytheon - Rafael, hai doanh nghiệp của Mỹ và Israel cam kết đầu tư 33 triệu USD vào việc xây dựng nhà máy mới.
Sau khi đi vào hoạt động, cơ sở nói trên sẽ sản xuất tên lửa cho Thủy quân lục chiến Mỹ và các đồng minh của Washington.
Các công ty có kế hoạch bắt đầu xây dựng nhà máy mới vào cuối năm nay, với kế hoạch bắt đầu sản xuất tên lửa vào năm 2025.
Ông Tom Laliberty - Chủ tịch Raytheon cho biết: “Cơ sở mới này sẽ là nhà máy sản xuất toàn chu kỳ đầu tiên tại Hoa Kỳ, sẽ cung cấp cho lực lượng vũ trang của Mỹ các đồng minh trên toàn thế giới những tên lửa phòng không hiệu suất cao”.
Tên lửa Tamir dành cho tổ hợp Iron Dome sẽ được sản xuất tại Mỹ. |
Raytheon và Rafael đã cộng tác trên hệ thống Iron Dome trong hơn một thập kỷ. Tên lửa dành cho SkyHunter sẽ được sản xuất theo chương trình Đánh chặn tên lửa tầm trung (MRIC) của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Cần nhắc lại rằng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã bắt đầu trang bị cho mình những tổ hợp SkyHunter do sự thay đổi trong học thuyết tiến hành các hoạt động chiến đấu.
Để làm được điều này, các chuyên gia Israel sẽ giúp tích hợp Iron Dome vào hệ thống phòng không và chống tên lửa của Hoa Kỳ.
Mới đây, Quân đội Mỹ cho biết họ sẽ bàn giao lại 2 tổ hợp Iron Dome cho Israel để tăng cường khả năng phòng thủ trong điều kiện chiến sự diễn ra căng thẳng.
Không chỉ có vậy với nhà máy mới, nguồn cung tên lửa Tamir cho các tổ hợp đánh chặn của Israel sẽ được đảm bảo vững chắc, kể cả khi diễn ra tình huống cấp bách nhất.
Tổ hợp Iron Dome đánh chặn rocket của Hamas bắn từ Dải Gaza. |