Các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế quy mô lớn đối với Nga, tuy nhiên hành động trên dẫn đến một hiệu ứng vô cùng bất ngờ.
Để đối phó với những hạn chế, Liên bang Nga không chỉ chuyển hướng nguồn cung cấp dầu của mình sang châu Á mà còn bắt đầu bán chúng để lấy các loại tiền tệ khác ngoài đồng đô la Mỹ.
Theo ông Ahmed Adel, những bước đi của Nga trên thị trường năng lượng quốc tế gây ra những hậu quả tiêu cực đối với Hoa Kỳ.
Hơn nữa phương Tây buộc phải gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề này. Dữ liệu trên được cung cấp bởi ấn phẩm InfoBrics.
“Sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moskva, Ấn Độ bắt đầu mua dầu của Nga bằng đồng Rúp và Dirham của UAE, việc sử dụng những đồng tiền này ngoài tác dụng 'lách' các biện pháp trừng phạt của Mỹ, còn làm suy yếu sự thống trị lâu dài của đồng USD trong thương mại quốc tế”, chuyên gia này cho biết.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào năm 2022, Ấn Độ đã tăng nhập khẩu dầu của Nga lên 16 lần. Một phần quan trọng của các giao dịch được thực hiện bằng những loại tiền tệ không liên quan gì đến đồng USD. Như vậy xu hướng dài hạn đó là sức mạnh của đồng "đô la dầu mỏ" đang sụp đổ.
Nga đang đẩy nhanh quá trình phi đô hóa thông qua các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ của mình. |
Nhà bình luận của ấn phẩm InfoBrics cho biết: “Bây giờ phương Tây đang phải miễn cưỡng chứng kiến Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Nga".
Việc sử dụng các đồng tiền thay thế trong giao dịch giữa Nga và Ấn Độ góp phần phi đô la hóa nền kinh tế thế giới.
Quá trình như vậy cực kỳ bất lợi cho Hoa Kỳ, bởi Washington sẽ mất đi một công cụ quan trọng để kiểm soát thương mại toàn cầu.
“Như vậy các cuộc tấn công tài chính nhằm vào Liên bang Nga đã dẫn đến việc phương Tây tự gây rắc rối cho bản thân mình”, chuyên gia Ahmed Adel nhận định.