Mỹ đau đầu khi phát hiện lỗi khó tin của hệ thống tên lửa Typhon

GD&TĐ - Hệ thống tên lửa Typhon có một nhược điểm lớn khiến việc sử dụng vũ khí này ở khu vực Thái Bình Dương trở nên phức tạp đáng kể.

Mỹ đau đầu khi phát hiện lỗi khó tin của hệ thống tên lửa Typhon

Quân đội Hoa Kỳ hiện đang được trang bị 2 hệ thống Typhoon, có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk tầm xa 1.800 km và tên lửa phòng không SM-6 cũng có khả năng tấn công mục tiêu mặt đất theo quỹ đạo đạn đạo ở khoảng cách 460 km.

Đáng chú ý là địa điểm chính để triển khai các hệ thống này được xác định nằm ở khu vực Thái Bình Dương, để sẵn sàng sử dụng trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.

Nhưng ở đây cần chú ý đến kiến ​​trúc địa hình và hậu cần của khu vực, bởi địa bàn này tồn tại đặc điểm nổi bật là bao gồm rất nhiều đảo nhỏ, và các thành phố có những con phố hẹp. Ngoài ra đây là vùng nhiệt đới, đất mềm, mưa nhiều nên việc di chuyển thiết bị nặng, kích thước lớn sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.

a8d67ffd6f6411a3.jpg
Tổ hợp Typhon có kết cấu rất cồng kềnh, khó cơ động.

Mỗi tổ hợp tên lửa Typhoon bao gồm 4 bệ phóng, 1 trạm chỉ huy, 1 xe nạp đạn và các xe hỗ trợ. Bệ phóng, trạm chỉ huy và xe nạp đạn về cơ bản là những chiếc xe tải có rơ moóc tương ứng, nghĩa là chúng cồng kềnh và không phù hợp với địa hình này.

Việc di dời tổ hợp đến một hòn đảo khác đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng cảng phù hợp hoặc đường băng dài ít nhất 1.065 mét, điều này hạn chế sự cơ động trong khu vực.

Hiểu được những yếu tố bất lợi trên, Quân đội Hoa Kỳ đã quan tâm đến bệ phóng tên lửa tầm xa di động không người lái (LRF), có thể thay thế hoặc bổ sung cho bệ phóng Typhoon.

Điều này sẽ làm tăng đáng kể tính cơ động và tốc độ của toàn bộ tổ hợp, vì LRF thậm chí có thể được cơ động bằng trực thăng CH-47 Chinook khi nó được chế tạo dựa trên xe không người lái mặt đất JLTV ROGUE Fires.

ea167ffd66b5cf0c.jpg
Bệ phóng tên lửa không người lái hạng nhẹ LRF.

Khác với hệ thống Typhoon có 4 bệ phóng thẳng đứng kiểu Mk 41, LRF chỉ có 1 bệ phóng, nó nhỏ, nhẹ và nhanh hơn đáng kể, đáng kể nhất là không có người điều khiển, giúp đảm bảo nhân sự ở vị trí an toàn.

LRF hiện đã được đưa vào sử dụng trong Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, lực lượng trước đó đã bắt đầu nhận được các bệ phóng NMESIS với khái niệm tương tự được trang bị tên lửa chống hạm NSM.

Trong năm tài chính 2025, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ sẽ nhận được 8 đơn vị LRF và đến năm 2031 có thêm 46 xe nữa. Nhưng liệu Lục quân Mỹ có mua các hệ thống tương tự hay không thì phải đánh giá thực sự về chiến trường có khả năng xảy ra hoạt động quân sự nhiều nhất, thời gian sẽ đưa ra câu trả lời.

Mỹ tích cực sản xuất tên lửa đạn đạo chiến thuật PrSM thế hệ mới.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.

Đoàn làm phim “Mưa đỏ” chia sẻ tại buổi showcase. Ảnh: ĐAQDND

'Mưa đỏ' chuẩn bị ra rạp

GD&TĐ - 'Mưa đỏ' là phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng với kịch bản của nhà văn Chu Lai...