Mỹ đã hậu thuẫn Georgia thế nào trước cuộc xung đột năm 2008?

GD&TĐ - Mười sáu năm trước, dưới thời Tổng thống Mikheil Saakashvili, Georgia đã tấn công Nam Ossetia, gây thương vong cho lực lượng Nga.

Lực lượng xe tăng Nga tại căn cứ ở Tshinvali, Nam Ossetia.
Lực lượng xe tăng Nga tại căn cứ ở Tshinvali, Nam Ossetia.

Mỹ hậu thuẫn

Ngay khi cuộc tấn công diễn ra, Nga đã can thiệp để thiết lập hòa bình, đạt được mục tiêu chỉ trong năm ngày. Nhưng ai đã tiếp tay cho cuộc tấn công của ông Saakashvili?

Ngày 12 tháng 8 năm 2008, tờ New York Times đưa tin rằng "những thông điệp lẫn lộn" của Mỹ gửi tới Tbilisi đã khuyến khích Tổng thống Saakashvili thực hiện các hành động quân sự, bao gồm các cuộc tập trận chung trước cuộc tấn công và đảm bảo tương lai của Georgia trong NATO.

Lãnh đạo phe đối lập hiện là Tổng thống Georgia Mikheil Saakashvili đã được Washington cưng chiều kể từ cuộc Cách mạng Hoa hồng thân phương Tây năm 2003 khiến Georgia xa rời Nga.

Từ năm 2001 đến năm 2007, viện trợ của Mỹ cho Georgia, bao gồm cả viện trợ an ninh, lên tới hơn 945 triệu đô la, trung bình 135 triệu đô la mỗi năm, tăng so với mức 96 triệu đô la mỗi năm trong giai đoạn 1992 đến năm 2000.

Mỹ đã cung cấp huấn luyện quân sự cho lực lượng Georgia thông qua Chương trình Huấn luyện và Trang bị và Chương trình Hoạt động Duy trì và Ổn định cho đến năm 2007, đồng thời cử cố vấn để xây dựng quân đội Georgia.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), dưới thời Tổng thống Saakashvili, chi tiêu quân sự của Georgia đã tăng vọt từ 74 triệu đô la năm 2003 lên 923 triệu đô la năm 2007. Chi tiêu quốc phòng theo tỷ lệ GDP đã tăng từ 1,1% năm 2003 lên 9,2% năm 2007.

Trước cuộc xung đột, Georgia đã tăng cường nhập khẩu vũ khí từ Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc, Bulgaria và Ukraine.

Theo Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST), quân đội Georgia đã mua pháo tự hành, hệ thống tên lửa phóng loạt, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng T-72, trực thăng Mi-24, tên lửa đất đối không Buk-M1, tên lửa phòng không Rafael Spyder-SR của Israel và Grom MANPADS của Ba Lan.

Vào tháng 3 năm 2008, ông Saakashvili tuyên bố Lực lượng vũ trang của Georgia đã tăng lên 33.000 quân nhân chuyên nghiệp và 100.000 quân dự bị.

Vào tháng 4 năm 2008, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, Mỹ đã ủng hộ nguyện vọng gia nhập NATO của Georgia mặc dù có trở ngại đáng kể do tranh chấp lãnh thổ giữa Georgia với Nam Ossetia.

Vào tháng 7 năm 2008, Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận chung Phản ứng tức thời 2008 với lực lượng Georgia, với sự tham gia của hơn 1.000 quân nhân Mỹ.

Phản hồi lại các báo cáo rằng lực lượng Nga đã thu giữ xe Humvee do Mỹ sản xuất, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ tại thời điểm đó là Gordon Johndroe đã yêu cầu trả lại bất kỳ thiết bị quân sự nào của Mỹ bị thu giữ trong chiến dịch tháng 8 năm 2008.

Cuộc chiến tranh Nga-Georgia đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng, trong đó có 72 binh lính Nga. Ngày 26 tháng 8 năm 2008, Nga công nhận nền độc lập của Nam Ossetia.

Xung đột Gruzia có phải là cuộc chiến ủy nhiệm của NATO chống lại Nga?

Theo Shota Apkhaidze, nhà khoa học chính trị và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo Kavkaz, cho biết, mặc dù Mỹ và NATO không coi Georgia là thành trì quân sự vững chắc chống lại Nga, cuộc tấn công dưới thời Tổng thống Saakashvili chỉ là "phép thử" trong không gian hậu Xô Viết.

Rõ ràng, NATO muốn tìm hiểu về khả năng phòng thủ của Nga: họ muốn tìm hiểu xem Nga sẽ phản ứng như thế nào, liệu Moscow có đủ nguồn lực hay không, nước này sẽ đối phó với cuộc xâm lược như thế nào và trong khung thời gian nào, theo chuyên gia.

"Nó không ở quy mô như hiện đang xảy ra ở Ukraine. Đây không chỉ là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm, đây đã là một cuộc chiến tranh công khai, được NATO thiết kế để buộc Nga phải hao tiền tốn của và có thể suy yếu", học giả Apkhaidze nói.

Mặt khác, xung đột Georgia cũng trở thành nơi thử nghiệm cho chiến tranh thông tin tập thể của phương Tây, theo Apkhaidze.

Sau cuộc chiến ngày 8 tháng 8, các chính trị gia Mỹ và châu Âu cùng báo chí chính thống đã tránh xa việc đổ lỗi cho chính quyền Saakashvili về hành động xâm lược và đổ lỗi phần lớn cho Nga về cuộc xung đột.

Sau đó, sự thật rằng Georgia là bên phát động cuộc xâm lược đã được chính thức xác nhận, bao gồm cả báo cáo của Phái đoàn điều tra thực tế quốc tế độc lập về xung đột ở Georgia, được thành lập theo quyết định của Hội đồng EU.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giàu có nhưng kém văn minh

GD&TĐ - Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip nói về một người đàn ông ở Nha Trang có hành vi kém văn minh.