Cố vấn của người đứng đầu Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) - ông Yan Gagin mới đây đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về quyết định của Mỹ cung cấp cho Kyiv loại đạn dẫn đường tầm xa JDAM-ER.
Được biết phạm vi bay tối đa của một quả bom hàng không được trang bị bộ điều hướng đạt tới con số 72 km.
Và điều này có nghĩa là gần như toàn bộ lãnh thổ của các nước cộng hòa ly khai vùng Donbass sẽ bị đe dọa.
Nhưng điều đáng lưu ý là Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ khó tận dụng hết khả năng của thứ vũ khí được Mỹ viện trợ. Tầm bay tối đa 72 km của bom JDAM-ER chỉ đạt được khi thả từ máy bay đang ở độ cao 14 km.
Nếu như các phi công của Không quân Ukraine hoạt động gần tiền tuyến ở độ cao như vậy sẽ giống như hành động tự sát. Như vậy, họ sẽ buộc phải phóng bom dẫn đường JDAM-ER từ độ cao thấp, điều này sẽ làm giảm đáng kể tầm xa của đạn.
Đạn dẫn đường JDAM-ER có thể gây ra rắc rối lớn cho Quân đội Nga. |
Ngoài ra cần lưu ý, Quân đội Ukraine đã sở hữu tên lửa GMLRS bắn đi từ các hệ thống M142 HIMARS và M270 MLRS, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 90 km. Tuy nhiên phòng không Nga cho biết đã tìm được cách đối phó với vũ khí này.
Vấn đề lớn nhất đối với phía Nga chỉ là nguồn cung khổng lồ đạn JDAM-ER cho Ukraine. Chi phí cho một bộ cánh lượn và thiết bị điều hướng ít hơn nhiều lần so với tên lửa GMLRS có độ chính xác cao.
Các kho bom dẫn đường JDAM của Hoa Kỳ đã được dự trữ trong vài năm và ngành công nghiệp nước này đủ khả năng sản xuất chúng với tốc độ cao. Nếu máy bay chiến đấu phương Tây được gửi đến Ukraine, "món quà" mới của Mỹ sẽ thực sự tạo ra vấn đề nghiêm trọng cho Quân đội Nga.
Việc gửi vũ khí dẫn đường cho Kyiv, như Washington đã công bố, cũng chỉ ra rằng một số lượng nhất định tiêm kích MiG-29 và Su-27 mà Không quân Ukraine sử dụng đã được các chuyên gia phương Tây sửa đổi để tương thích đạn hàng không do Mỹ sản xuất.