Mục tiêu mới – Hy vọng mới

GD&TĐ - Năm học 2020 - 2021, ngành GD-ĐT các địa phương, trường học đều hướng tới sự chuyển biến tích cực trong mỗi nhà trường, lớp học; học sinh được quan tâm và phát triển toàn diện.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dự Lễ Khai giảng năm học 2020 - 2021 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Thế Đại
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dự Lễ Khai giảng năm học 2020 - 2021 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Thế Đại

Đẩy mạnh mục tiêu

Năm học 2020 - 2021, ngành GD-ĐT Hà Nội tập trung vào tăng cường kỹ năng nền nếp trong các cơ sở giáo dục MN, PT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện... Mặt khác, giáo dục Hà Nội trong thời kỳ hội nhập sẽ phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực; từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới. Mở rộng hợp tác đào tạo địa phương gắn với tăng cường công tác quản lý Nhà nước.

Theo đó, hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm được ngành thực hiện: Tham mưu rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD-ĐT trên địa bàn thành phố; Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ GV và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục các cấp theo Luật Giáo dục năm 2019; Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục MN, GDPT; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho HS…

Với ngành GD-ĐT Ninh Bình, bước vào năm học 2020 - 2021 xác định 4 chỉ tiêu lớn cần hoàn thành. Xây dựng mới 4 trường học đạt chuẩn quốc gia; Nâng tỷ lệ phòng học kiên cố lên 88,4%; Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt trung bình chung khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng trong tốp 10 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước; Hoàn thành tốt các lĩnh vực công tác theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Để đạt được mục tiêu đề ra, giáo dục Ninh Bình sẽ triển khai 7 nhiệm vụ: Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục; Nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL giáo dục; Nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng HS sau THCS; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo đại diện Sở GD&ĐT Quảng Ninh, để năm học 2020 - 2021 chuyển biến tích cực, đạt được những thành tích cao, ngành GD-ĐT Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GD-ĐT; Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ GV và CBQL giáo dục các cấp; Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục MN, PT, hiệu quả của GDTX, GDDT… Đẩy mạnh tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực; Đổi mới công tác tài chính; Tăng cường xã hội hóa, tăng cường cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư phục vụ chất lượng các hoạt động GD-ĐT; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý GD, dạy và học; thực hiện chuyển đổi số trong GD&ĐT; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục…

Theo ông Nguyễn Anh Ninh – Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai, năm học 2020 - 2021 ngành GD-ĐT Lào Cai tiếp tục thực hiện Chủ đề “Vì học sinh thân yêu”; xây dựng “trường học kỷ cương - văn hóa; chất lượng giáo dục thực chất”. Do đó toàn ngành tập trung triển khai 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như: Đổi mới công tác quản lý; Rà soát quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; Phát triển quy mô giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục; Đổi mới chương trình giáo dục MN, PT; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Công tác hướng nghiệp và phân luồng HS phổ thông; Nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ; Tăng cường hội nhập quốc tế trong GD&ĐT…

Ông Võ Văn Luyến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre cho biết: Năm học 2020 - 2021 diễn ra trong bối cảnh địa phương tiếp tục bị ảnh hưởng do hạn mặn kéo dài và dịch bệnh Covid-19; năm học đầu tiên triển khai thực hiện các mục tiêu, nghị quyết giai đoạn 2020 - 2025 và thực hiện Chương trình GDPT và SGK mới; thực hiện các mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về GD&ĐT… Do đó, những mục tiêu đặt ra cũng hết sức cụ thể rõ ràng để toàn ngành phấn đấu, thực hiện.

Trước hết, sẽ phát triển toàn diện GD&ĐT trên cơ sở khắc phục những hạn chế, yếu kém, kết hợp huy động mọi nguồn lực để tạo sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cùng đó, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, CNTT vào học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức vào thực tế; Bảo đảm các điều kiện để tổ chức thực hiện CT, SGK lớp 1 mới...

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp, ông Nguyễn Thanh Danh thông tin: Năm học 2020 - 2021 ngành Giáo dục tập trung thực nhiệm vụ năm học theo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 – 2025; Triển khai Chương trình, SGK giáo dục phổ thông; Triển khai bồi dưỡng, đào tạo giáo viên theo trình độ chuẩn được quy định tại Luật Giáo dục 2019…

Sinh viên trên giảng đường Trường ĐH Phenikaa. Ảnh: NTCC
Sinh viên trên giảng đường Trường ĐH Phenikaa. Ảnh: NTCC

Khí thế, quyết tâm từ trường lớp

Thầy Nguyễn Minh Thuận – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai) bày tỏ: Năm học này nhà trường hướng tới chủ đề “Vì học sinh thân yêu; xây dựng trường học kỷ cương - văn hóa; chất lượng giáo dục thực chất”. Chính vì vậy, trường xác định kĩ những mục tiêu triển khai để tạo ra sự chuyển biến.

Cụ thể, nhà trường nghiêm túc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong tất cả lĩnh vực...; Xây dựng kế hoạch và đặt ra yêu cầu cụ thể tới từng GV trong việc bồi dưỡng  nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm tăng dần số GV có trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, chủ động tiếp cận với phương thức giáo dục hiện đại và Chương trình GDPT mới…

Mặt khác sẽ tiếp tục nghiên cứu để phát triển chương trình giáo dục, chương trình dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng học tập và giáo dục toàn diện cho HS; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng mô hình trường học thông minh. Đặc biệt chú trọng xây dựng trường học an toàn, kỷ cương, phát huy tối đa sự sáng tạo của cán bộ, GV, nhân viên, HS. Huy động các nguồn lực trong việc xây dựng nhà trường hiện đại, chất lượng, uy tín…

Thầy Hoàng Hải Nam – Hiệu trưởng Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) cho biết: Trường đặt ra hoàng hoạt các chỉ tiêu để GV và HS phấn đấu thực hiện: Có từ 90 - 92% HS xếp loại hạnh kiểm tốt, 12% HS đạt loại giỏi, không có HS học lực kém, HS lên lớp đạt 99% trở lên... Trường cũng đặt ra mục tiêu tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT đạt từ 98 -100%; điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT cao hơn năm trước và trong tốp 10 của tỉnh; tỉ lệ HS đỗ vào các trường ĐH, CĐ đạt trên 95%; phấn đầu có 10 HS có tổng điểm 3 môn thi để xét tuyển vào các trường ĐH đạt từ 26 điểm trở lên; thi nghề phổ thông đạt 100%...

Ngoài ra, nhà trường sẽ tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng cho HS; nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL và GV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình GDPT. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương…

Là một trường vùng cao, còn nhiều khó khăn thách thức nhưng thầy Hà Trần Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Mù Cang Chải – Yên Bái) cho biết bước vào năm học mới với quyết tâm cao. Điều đó thể hiện qua những mục tiêu mà nhà trường đặt ra.

Đó là việc duy trì tỉ lệ chuyên cần HS từ 98% trở lên. Thực hiện tốt nhiệm vụ GD&ĐT cũng như chính sách hỗ trợ HS bán trú và trường PTDTBT. Nhà trường sẽ bảo đảm chế độ, tổ chức nấu ăn tốt cho HS trong trường... Cùng đó sẽ tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn; triển khai tự đánh giá, bồi dưỡng và phụ đạo HS yếu...

Nhà trường chú trọng chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL. Phát triển mạng lưới trường, lớp; củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách đúng và có hiệu quả…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.