6 nhiệm vụ trọng tâm về quản lý chất lượng Giáo dục năm học 2020-2021

GD&TĐ - Năm học 2020-2021, công tác quản lý chất lượng năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên sẽ tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Những nhiệm vụ này được đưa ra trong hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên Bộ GD&ĐT vừa ban hành.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên là tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi và đánh giá; bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý văn bằng, chứng chỉ bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đối mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Cùng với đó, tổng kết, đánh giá việc chỉ đạo, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Thực hiện tốt công tác đối sánh giữa kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình học bạ của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, từ đó rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo dạy học ở địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, đự thi Olympic khu vực và quốc tế; triển khai các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia và quốc tế.

Sơ kết công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên giai đoạn 2015-2020. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm, kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với các trường mầm non, trường phổ thông.

Tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Có biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng làm giả văn bằng, chứng chỉ và mua bán văn bằng, chứng chỉ. Chú trọng việc quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với việc sát hạch và cấp các loại chứng chỉ của các cơ sở giáo dục.

Cuối cùng, chú trọng việc quán triệt ý thức trách nhiệm, yêu cầu trau dồi phẩm chất, năng lực và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng giáo dục các cấp. Từng bước nâng cao năng lực cho các đon vị chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý thi, đánh giá chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; quản lý văn bằng, chứng chỉ tại các sở GD&ĐT.   

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.