Mua phế liệu, bán môi trường

Thu mua phế liệu từ lâu phát triển một cách tự phát, gây ra nhiều hệ luỵ về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ và tính mạng của người dân.

Một cơ sở thu mua phế liệu chiếm dụng cả lòng đường.
Một cơ sở thu mua phế liệu chiếm dụng cả lòng đường.

Theo quy định, các cơ sở kinh doanh phế liệu phải đáp ứng những yêu cầu bắt buộc- ngoài giấy phép kinh doanh, còn phải có giấy cam kết bảo vệ môi trường, có hệ thống phòng chống cháy nổ...

Quy định là thế, nhưng trong thực tế, phần lớn các cơ sở kinh doanh thu mua phế liệu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều… tự thân hoạt động khi chưa bảo đảm được các điều kiện nêu trên.

 Hiện nay trên địa bàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có hàng chục điểm thu mua phế liệu nằm rải rác tại các khu dân cư. Phế liệu được gom từ nhiều nguồn khác nhau, với đầy đủ chủng loại như giấy, nilong, nhựa, sắt, thép, tivi, tủ lạnh và có rất nhiều phế liệu sót lại sau chiến tranh có nguy cơ gây cháy nổ như đạn và bình ga, nhưng các chủ cơ sở vẫn thiếu ý thức trong thu mua và tập kết.

Bên cạnh đó, hầu như các cơ sở kinh doanh đều để phế liệu ngoài trời, không có mái che, nước mưa chảy vào phế liệu, mang theo các chất độc hại chảy ra môi trường, ngấm vào đất. Những nguy cơ tiềm ẩn từ hình thức kinh doanh này, không phải người dân nào cũng nhận ra.

Trong số các loại phế liệu được thu mua có cả các loại dễ gây cháy nổ, nhưng đa số các cơ sở đều không có phương tiện phòng chống cháy nổ hữu hiệu. 

Do nằm xen lẫn trong khu dân cư nên nếu chẳng may có sự cố xảy ra thì không chỉ cơ sở bị thiệt hại, mà cả những hộ dân xung quanh cũng khó thoát khỏi tổn thất.

Công bằng mà nói, các cơ sở thu mua phế liệu cũng góp phần không nhỏ trong việc làm sạch môi trường thông qua việc thu gom rác thải sinh hoạt phân tán rải rác trong các hộ gia đình, hộ kinh doanh, nơi công cộng...

Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít cơ sở kinh doanh mặt hàng này lại tạo ra những “bãi rác tập trung” làm xấu đi bộ mặt đô thị, đồng thời gây tác hại đến môi trường sống. 

Nhiều tuyến đường đẹp, khu dân cư đã bị các cơ sở thu mua phế liệu làm cho trở nên luộm thuộm, nhếch nhác, chưa nói trong đó có thể còn ẩn chứa nhiều nguy cơ hiểm hoạ, đe doạ đến tính mạng con người.

Trên thực tế, việc lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh doanh phế liệu rất cần có sự hợp tác của người dân. Chính những người dân thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các cơ sở hành nghề kinh doanh phế liệu cần phải lên tiếng, có ý kiến đấu tranh với các cơ sở này.

Riêng với các cơ quan chức năng thì cán bộ môi trường phải kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm để có cơ sở bắt buộc các hộ kinh doanh phế liệu phải ngừng hoạt động hoặc thực hiện di dời. Lĩnh vực hoạt động ngành nghề này rất cần có sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Mời quý vị theo dõi video chi tiết:

Theo ANTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ