MỜI XEM GỢI Ý LỜI GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019 TẠI ĐÂY
Cà Mau: Thí sinh hào hứng vì đề ra sát chương trình
Quang cảnh lớp 12A8 trong ngày họp mặt cuối cùng khi kỳ thi kết thúc |
Sáng nay, 27/6, tỉnh Cà Mau kết thúc tốt đẹp môn thi cuối cùng. Các môn thi tổ hợp Khoa học xã hội vào sáng nay. Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Cái Nước( huyện Cái Nước, Cà Mau), rất hào hứng, vì đề ra sát với chương trình, dễ lấy lấy điểm, các môn có thể đạt điểm cao, là Địa lý và Giáo dục công dân. Ở điểm thi Trường THPT Cái Nước, có thí sinh tự tin sẽ đạt 8 điểm của các môn, như: Địa lý và Giáo dục công dân. Em Trương Hồng Diễm, Trần Minh Đang, Nguyễn Bảo Trọng, Đoàn Lê Nhân Ái, đều thống nhất với ý kiến đề ra và nhận xét về học lực của mình.
Tại phòng học lớp 12A8, Trường THPT Cái Nước, em Thái Phương Bắc, lớp Trưởng, nhận hồ sơ cá nhân của các thành viên trong lớp từ nhà trường đem về phát cho các bạn và chia tay với mái trường thân yêu trong suốt 3 năm học.
Thứ trưởng Lê Hải An động viên thí sinh Lý Văn Toàn tại điểm thi THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. |
Các thí sinh rời phòng thi trong tâm trạng phấn khởi. |
Huế: Thí sinh vui mừng vì đề bám sát chương trình
Sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng vào trưa 27/6, rất nhiều thí sinh tại Thừa Thiên Huế cho rằng, phần thi các môn tổ hợp Khoa học xã hội đã đem lại nhiều cảm xúc, vì đây là buổi thi cuối cùng của kỳ thi.
Thí sinh tại Hội đồng thi Trường THCS Chu Văn An TP. Huế vội vã trở về nhà đế trắng nắng sau khi kết thúc các môn thi Tổ hợp xã hội sáng nay. |
Cũng theo Hoàng Giang, môn Lịch sử hỏi nhiều câu liên quan kiến thức lớp 12. Riêng môn Giáo dục công dân, Giang cho biết, em không ôn gì nhiều trước khi thi: "Đề hỏi nhiều câu liên quan thực tế nên không khó để trả lời".
Trong lúc đó các thí sinh ở điểm thi Trường THPT chuyên Quốc Học Huế nhận định đề thi ở các môn khoa học xã hội năm nay không đòi hỏi thí sinh phải học thuộc lòng mà cần có sự suy luận.
Sóc Trăng: Thí sinh thở phào vì đề không quá khó
Kết thúc buổi thi cuối cùng ở cho tổ hợp Khoa học xã hội, nhiều thí sinh của Hội đồng thi Sóc Trăng thở phào nhẹ nhõm bởi đề không quá khó.
Rời điểm thi THPT TP Sóc Trăng, thí sinh Thạch Ngọc Phượng (học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương) vui vẻ: “Đề không quá khó, em hi vọng mình làm được từ 7-8 điểm”.
Đúng như dự đoán của nhiều thí sinh, đề thi môn Lịch sử được nhiều thí sinh nhận xét khó vì bởi lượng kiến thức nhiều, dễ nhầm lẫn ngày tháng, sự kiện. Đồng thời đề môn này có liên quan đến kiến thức lớp 11, trong khi đó, lúc ôn tập ở trường, thầy cô chủ yếu tập trung ôn kiến thức lớp 12.
Thí sinh Võ Quốc Toàn (điểm thi THPT TP Sóc Trăng) cho biết: “Em làm tốt ở môn Địa lý và Giáo dục công dân, còn Lịch sử hơi bế tắc. Hi vọng đạt 5 điểm”.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Sóc Trăng, buổi thi sáng nay, toàn tỉnh có 17.114 lượt thí sinh đăng ký dự thi, vắng 47 lượt thí sinh, đạt tỉ lệ 99,73%. Không có sự cố nào xảy ra. Nhín chung, kỳ thi ở Sóc Trăng đã diễn ra tốt đẹp, an toàn.
Tiền Giang: Thí sinh hào hứng với bài thi KHXH
Sáng ngày 27-6, các thí sinh của tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành bài thi KHXH: Lịch sử, Địa lý và GDCD. Theo ghi nhận từ các hội đồng thi, đa phần các thí sinh đều hào hứng với bài thi này và làm được bài. Đề thi các môn thành phần cũng không quá khó, nằm trong chương trình lớp 12.
Em Nguyễn Khánh Vy, dự thi Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP. Mỹ Tho cho biết: “Đề thi các môn thành phần năm nay không quá khó, vừa sức thí sinh. Các câu hỏi không đánh đố thí sinh nếu thuộc bài có thể trên 6 điểm. Trong đề thi các môn thành phần năm nay có nhiều câu hỏi liên hệ thực tế”.
Điện Biên: Thí sinh tự tin đạt điểm cao
Kết thúc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội, nhiều thí sinh ở các điểm thi của tỉnh Điện Biên phấn khởi bước ra khỏi phòng thi.
Thí sinh Nguyễn Trần Công Thành, phật tử chùa Linh Quang (tỉnh Điện Biên) hào hứng cho biết mình làm bài rất tốt và đề không quá khó.
Các thí sinh phấn khởi khi hoàn thành tốt bài thi. |
Thí sinh Khoàng Thị Xuân, Lớp 12C7 Trường THPT (TP. Điện Biên Phủ) bày tỏ: “Cấu trúc đề năm nay cũng dễ hơn, các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, sát với đề thi minh họa.
Tuy nhiên đề thi chính dễ hơn đề thi minh họa nhiều. Môn lịch sử trọng tâm vào các mốc lịch sử nên thí sinh sẽ khó nhớ và khó làm hơn... Phân phối thời gian phù hợp và thí sinh dư khoảng 10 phút để rà soát lại đề.
"Môn Địa lý em làm tốt nhất vì bản thân em là học sinh giỏi môn học này. Đề Địa lý bình thường, còn môn Lịch sử thì khó vì nhiều mốc thời gian trong lịch sử. Nói chung chúng em hoàn thành bài sớm và vẫn còn đủ thời gian để soát lại bài thi”, thí sinh Đào Thị Thanh Hiền cho biết.
Cô giáo tranh thủ trao đổi kết quả với thí sinh. |
Tin tưởng vào khả năng làm bài của mình, thí sinh Lê Việt Trang cho biết môn Lịch sử em có thể đạt điểm tối thiểu là 5, các môn Địa lý và Giáo dục Công dân Trang có thể đạt tới điểm 8.
Nghệ An: Nếu luyện đề kỹ môn Lịch sử không khó
Tổ hợp môn Khoa học xã hội (Lịch sử - Địa lý – Giáo dục công dân) được rất nhiều thí sinh đánh giá đề dễ, cấu trúc như đề minh họa.
Riêng môn Lịch sử khó hơn, kiến thức trải rộng chương trình lớp 12 và có một số câu lớp 11.
Thí sinh phấn khởi, nhẹ nhõm kết thúc kỳ thi THPT quốc gia. |
Đây cũng là môn thi được nhiều thí sinh Nghệ An lựa chọn thi để xét công nhận tốt nghiệp.
Kết thúc buổi thi, tâm lý thí sinh nhẹ nhõm, vui vẻ vì đã hoàn thành một chặng đường dài sau 12 năm phổ thông.
Tại điểm thi Trường THPT Hà Huy Tập, học sinh Lê Văn Lịch cho biết: Trong ba môn thi của bài thi tổ hợp thì Lịch sử là môn khó nhất, kiến thức ra trải đều chương trình, có nhiều đáp án gây phân vân.
Tươi cười khi làm xong bài thi Tổ hợp Khoa học xã hội. |
Theo em đề có một chút khác với cấu trúc đề thi minh họa, chỉ có rất ít câu nói đến phần lịch sử Liên Xô và Xô Viết. Riêng hai môn Địa lý và Giáo dục công dân em thấy khá đơn giản, môn Giáo dục công dân hầu hết các bạn đều làm tốt.
Đến từ trường THPT Dân tộc nội trú số 1 Nghệ An, thí sinh Vy Thỳ Vy và Lô Thị Yến Vy đều hào hứng cho biết: Chúng em thấy đề thi vừa sức. Hai môn Địa Lý và Giáo dục công dân khá dễ, nhiều bạn làm được bài. Môn Lịch sử với nhiều bạn có thể khá khó, vì kiến thức trải rộng. Nhưng với chúng em thì đã đã luyện tập kỹ càng và luyện đề, thi thử nhiều lần nên không thấy lạ và bất ngờ.
Đề thi được thí sinh đánh giá vừa sức, nằm trong chương trình học. |
Có thể may mắn nữa mà kiến thức các câu hỏi trong đề em đều đã học đến.
Đề thi cả 3 môn ra rất sát với cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT. Hai nữ sinh dân tộc Thái hi vọng sẽ đạt điểm số cao để trúng tuyển vào Đại học Luật và Đại học Văn hóa.
Hà Tĩnh: Đề Lịch sử không đánh đố nhưng đòi hỏi tư duy
Ghi nhận tại điểm thi Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, tâm trạng của các thí sinh rời khỏi phòng thi khá tốt, nhiều em nhận định đề thi năm nay hay và không quá khó.
Thí sinh Hoàng Thị Thanh Hương (Chuyên Hà Tĩnh) cho biết, em dự thi hai môn trong tổ hợp khoa học xã hội là Lịch Sử và Địa lý. Trong hai môn này, môn Lịch sử có độ khó cao nhất, tuy nhiên mặt bằng chung là đề khá phù hợp với trình độ của các thí sinh, không đánh đố nhưng đòi hỏi sự tư duy.
Thí sinh hồ hởi sau kết thúc ngày thi thứ 3 |
“Về môn Địa lý thí sinh không phải tính toán nhiều mà chủ yếu khai thác triệt để những nội dung trong Atlat là đủ. Còn đề Lịch sử thì chủ yếu nằm ở chương trình lớp 11 nên về cơ bản em vẫn nhớ các mốc lịch sử nên bài thi không có gì là khó khăn” – thí sinh Hương nói.
Tương tự, thí sinh Trần Quốc Tuấn (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) cho biết, đọc đề thi luận lại nội dung và đặt bút làm bài em thấy mình làm rất suôn sẻ, đề không có gì khó hoặc đánh đố.
Đắk Lắk: Môn Giáo dục công dân có nhiều câu hỏi áp dụng kiến thức thực tế
Kết thúc 3 môn thi cuối cùng, các thí sinh Đắk Lắk bước ra khỏi phòng thi với sự thoải mái, tự tin khi đã kết thúc kì thi với kết quả tốt.
Thí sinh kết thúc kì thi THPT quốc gia với tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Ảnh: Trúc Hân. |
Thí sinh H"rô ZaLin (điểm thi trường THPT Buôn Ma Thuột) cho biết, hôm nay em dự thi 2 môn là Lịch sử và Địa lý. Theo em đề thi môn Địa lý có phần dễ hơn nên em mất ít thời gian để hoàn thành bài. Riêng môn Lịch sử đề thi đều là kiến thức trong sách giáo khoa nên bạn nào học chắc kiến thức sẽ có thể làm dễ dàng.
"Đề thi 2 môn này em nghĩ các bạn dễ dàng kiếm điểm 7 và 8", H"rô Zalin cho hay
Còn em H"Chi Ni (trường Nơ Trang Lơng) cho biết, với 3 môn thi ngày hôm nay thì môn Lịch sử có độ khó cao còn 2 môn còn lại đề có phần dễ hơn.
"Em thích nhất đề môn Giáo dục công dân vì có nhiều câu hỏi áp dụng vào kiến thức thực tế", H"Chi Ni nói.
Tuyên Quang: Thí sinh phấn khởi rời trường thi
Kết thúc buổi thi sáng nay (27/6), thí sinh tại điểm thi Trường THPT Tân Trào (TP Tuyên Quang) rời trường thi với tiếng cười vui. Đa số thí sinh không áp lực về điểm số vì chỉ đăng ký thi tốt nghiệp.
Các thí sinh rà lại bài môn thi Địa lý |
Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - HS lớp 12C3 làm đủ ba bài thi. Tuấn tự tin nhất với bài thi môn Địa lý khi làm được khoảng 25/40 câu hỏi, dự đoán được khoảng 6 điểm.
Thí sinh Nguyễn Hoàng Anh Tuấn |
Ngay sau khi buổi thi, Tuấn sẽ luyện các môn học liên quan đến vẽ, thiết kế để khi có kết quả thi sẽ đăng ký học một trường trung cấp, ngành nội thất.
Thí sinh Hoàng Thọ Anh |
Còn Hoàng Thọ Anh nhận xét đề thi môn Địa lý và Lịch sử cấu trúc như đề thi minh họa nhưng nội dung có phần khó hơn. Đề thi GDCD thì rất "dễ thở", em làm được hết và dự đoán được khoảng 7 điểm. Sau khi có kết quả thi, Thọ Anh dự định đi nghĩa vụ Công an.
Hà Nội: Môn Giáo dục công dân dễ ăn điểm 9, 10
Nhiều thí sinh cho rằng, đề tổ hợp Khoa học xã hội có tính phân hóa cao, như vậy rất công bằng và đảm bảo chất lượng đầu vào cho các trường Đại học.
Thí sinh Hà Nội phấn khởi rời trường thi. |
Riêng môn Giáo dục Công dân là dễ "ăn" điểm 9, 10 bởi hầu hết kiến thức đều trọng tâm mà các em được ôn tập. Trong đó môn Lịch sử được cho là khó nhất và phải học sâu, hiểu rõ vấn đề mới không bị nhầm lẫn.
Môn Địa năm nay cấu trúc được đánh giá là khoa học, rõ ràng và nhiều điểm thú vị. Tuy nhiên, những câu cuối vẫn là câu khó để phân loại thí sinh xét tốt nghiệp và vào Đại học.
So với đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT công bố trước đây, học sinh nhận định, đề thi sát với kiến thức, không khác nhiều so với đề tham khảo. Thậm chí có môn còn "dễ thở" hơn.
Lý giải cụ thể, với mã đề Lịch sử 303, theo Thục Anh, dù kiến thức bám sát sách giáo khoa nhưng lịch sử không có nhiều câu đọc có thể trả lời ngay kiểu nhận biết. Nhiều câu buộc học sinh phải tư duy, suy luận, tổng hợp kiến thức mới trả lời được.
"Môn Lịch sử em làm được khoảng 50% là chắc chắn. Địa lý thì tốt hơn, có thể được 8 điểm. Độ khó đề Địa ở mức trung bình, lại có nhiều câu có thể sử dụng Át lát nên để đạt điểm cao dễ hơn. Tuy nhiên, cả 2 môn em đều làm khá kíp thời gian, không đủ thời gian để rà lại bài" - Thục Anh chia sẻ.
Biết sử dụng Át lát giúp thí sinh ăn điểm trong môn Địa lý |
Cũng là học sinh Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội, thí sinh Cù Phương Nguyên cho biết mình gặp mã đề 324 môn Lịch sử. "Em từng ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử nhưng vẫn bối rối khi gặp đề thi. Đề này chắc chắn sẽ phân hóa học sinh tốt. Các bạn có thể đạt điểm 5, nhưng từ 7 trở lên sẽ khó" - Nguyên cho hay.
Với môn Địa lý, theo nhận định của Nguyên, có khoảng 7-8 câu học sinh có thể tận dụng Át - lát để làm bài. "Em không sử dụng điểm Địa để xét tuyển ĐH nên em hài lòng với khoảng 6-7 điểm Địa lý mình có thể đạt được" - Nguyên nói.
Thảo Linh - học sinh Trường THPT Cổ Loa sau khi kết thúc 2 môn thi cũng cho biết đề Lịch sử cần học chắc kiến thức, có tư duy tổng hợp tốt mới có thể đạt điểm cao. Các bạn cũng có chung nhận định là phần lịch sử thế giới trong đề thi chiếm tỷ lệ khá lớn.
MỜI XEM GỢI Ý LỜI GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019 TẠI ĐÂY