Một đội tuyển rút khỏi AFF Cup 2020

GD&TĐ - Brunei bất ngờ rút lui, gián tiếp ‘trao’ cho đối thủ Timor Leste tấm vé dự AFF Cup 2020.

Vì Covid-19 khiến Brunei (áo vàng) không thể dự AFF Cup 2020.
Vì Covid-19 khiến Brunei (áo vàng) không thể dự AFF Cup 2020.

Theo kế hoạch vào ngày 1/12, giữa Brunei và Timor Leste sẽ phải đá trận play-off nhằm cạnh tranh tấm vé tới Singapore dự AFF Cup 2020.

Thế nhưng do ảnh hưởng bởi Covid-19 nên phía Brunei chính thức gửi thông báo rút lui.

“Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến sự chuẩn bị của Brunei cho AFF Cup 2020. Dù chúng tôi đã rất nỗ lực nhưng dịch bệnh lúc này vẫn quá phức tạp. Do đó, chúng tôi xin rút lui khỏi giải”, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Brunei xác nhận: “Chúng tôi chúc AFF Cup 2020 thành công tốt đẹp. Rất mong đội tuyển của chúng tôi sẽ được tham dự ở giải đấu tiếp theo”.

Việc tuyển Brunei rút lui, gián tiếp trao cho Timor Leste tấm vé vào bảng A cùng các đội tuyển: Thái Lan, Singapore, Myanmar và Philippines.

“Chúng tôi rất buồn khi đón nhận thông tin Brunei không dự giải. Nhưng chúng tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm với họ về những khó khăn hiện tạ của họ”, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) Khiev Sameth chia sẻ: “Tất cả đều mong Brunei quay lại ở giải AFF Cup lần sau và mạnh mẽ hơn”.

Nếu không ảnh hưởng bởi dịch bệnh, theo định kỳ AFF Cup đã lẽ ra đã được tổ chức trong năm 2020 nhưng phải lùi tới cuối năm 2021. Do yếu tố thương mại nên giải vẫn được giữ nguyên tên AFF Cup 2020.

Giải diễn ra từ ngày 5/12/2021 đến 1/1/2022 tại Singapore. Tại vòng bảng, các đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm, chọn ra đội nhất và đội nhì. Vòng bán kết vẫn diễn ra theo thể thức loại trực tiếp sau lượt đi (ngày 22/12 và 23/12) và lượt về (ngày 25/12 và 26/12). Chung kết lượt đi ngày 29/12 và lượt về ngày 1/1/2022.

Việt Nam hiện đang là đương kim vô địch AFF Cup và nằm ở bảng B cùng các đội tuyển Malaysia, Indonesia, Campuchia và Lào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

EU thừa nhận sốc về tiêu chuẩn kép

EU thừa nhận sốc về tiêu chuẩn kép

GD&TĐ - Đại diện EU đã thừa nhận về tiêu chuẩn kép của châu Âu, điển hình là trong xử lý các vấn đề liên quan đến các cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas.