Tên lửa ATACMS đã được Mỹ cung cấp cho Ukraine dưới thời cựu tổng thống Joe Biden và Nga biết cách bắn hạ chúng, Alexander Mikhailov, người đứng đầu Cục Phân tích Quân sự-Chính trị Nga, nói với Izvestia.
ATACMS là gì?
Hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục quân được phóng từ hệ thống MLRS HIMARS. Phiên bản xuất khẩu có phạm vi hoạt động 160 km, nhưng với phiên bản nội địa phạm vi hoạt động có thể đạt tới 300 km.
Tên lửa chiến thuật ATACMS có có thể mang đầu đạn chùm hoặc đầu đạn phân mảnh có sức nổ mạnh.
Cỗ máy bay đánh chặn của Nga
Một số hệ thống phòng không của Nga có thể bắn hạ ATACMS, bao gồm Tor-M2, Buk-M2, Buk-M3 và S-350.
Cùng với đó là dòng S-300 — cụ thể là S-300, S-300V và S-300V4. Cuối cùng nhưng được coi là thành phần quan trọng nhất chính là tổ hợp S-400 Triumf.
Công cụ phù hợp cho công việc
Câu hỏi đặt ra là: ATACMS có thể được phóng từ đâu và mục tiêu là gì? Tên lửa được phóng từ gần nhưng radar của Nga vẫn phát hiện ra.
Tùy thuộc vào khoảng cách mục tiêu và hệ thống phòng không hiện có, chỉ huy sẽ chỉ đạo hệ thống thích hợp để đánh chặn.
Giải pháp hiệu quả
Hệ thống Tor có thể đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách lên tới 16 km. Buk-M3 mới nhất có thể đạt tầm bắn 100 km hoặc hơn. Hệ thống S-300V có khả năng tấn công mục tiêu ở phạm vi từ 200 đến 300 km.
Mỹ lún sâu hơn vào xung đột
Chuyên gia Mikhailov nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ có thể sẽ trực tiếp tham gia vào việc phóng ATACMS, cung cấp khả năng nhắm mục tiêu và có thể điều khiển hệ thống tên lửa từ xa.
"Hiện tại, điều này chỉ làm tăng thêm rủi ro trong các cuộc đàm phán bởi Mỹ muốn hù dọa Nga, làm Moscow bối rối một chút. Nga nghe thấy những 'mối đe dọa' này, ghi nhận, nhưng không thực sự đau đầu", chuyên gia này nói.
ATACMS là giới hạn cuối
Tổng thống Trump khẳng định không muốn chuyển cho Ukraine những tên lửa có thể tập kích sâu hơn vào lãnh thổ Nga so với ATACMS trước đây.
"Không, chúng tôi không muốn làm điều đó", Tổng thống Donald Trump cho biết hôm 15 tháng 7 khi được phóng viên hỏi về khả năng Mỹ cung cấp tên lửa với tầm bắn xa hơn cho Ukraine hay không.
Khi được hỏi Ukraine có nên tập kích thủ đô Moscow của Nga hay không, ông Trump cho rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky "không nên nhắm vào thành phố này". "Tôi không đứng về phía ai cả. Bạn biết tôi đứng về phía nào không? Nhân loại", Tổng thống Mỹ nói.
Bình luận được đưa ra sau khi tờ Financial Times đăng tải rằng ông Trump đặt câu hỏi về năng lực của Ukraine nhằm tập kích Moscow và Saint Petersburg trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Zelensky gần đây.
Hai quan chức Mỹ giấu tên, trong đó một người làm việc tại Nhà Trắng, cho biết đây dường như chỉ là một trong số các câu hỏi được ông Trump tình cờ nêu ra trong cuộc thảo luận.
Tuy nhiên, phía Ukraine đã rất ngạc nhiên và coi câu hỏi của ông Trump là đề xuất nghiêm túc. Một nguồn tin cho biết ông Zelensky tuyên bố Ukraine có thể tấn công Moscow và Saint Petersburg nếu đủ vũ khí cần thiết.
Nhà Trắng sau đó cho biết câu hỏi của ông Trump trong cuộc điện đàm đã bị hiểu sai ngữ cảnh. "Tổng thống Trump chỉ đặt câu hỏi chứ không khuyến khích hành động giết chóc. Ông ấy đang nỗ lực không ngừng nghỉ để ngăn điều này và chấm dứt xung đột", thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói.
Tuyên bố của ông Trump dập tắt tin đồn cho rằng Ukraine có thể nhận được tên lửa có tầm bắn tới thủ đô Moscow của Nga, vốn nằm cách biên giới với Ukraine gần 500 km.
Mỹ đang sở hữu một số vũ khí có tầm bắn như vậy và tương thích với khí tài trong biên chế Ukraine, gồm tên lửa hành trình AGM-158 JASSM phóng từ tiêm kích F-16 và tên lửa đạn đạo PrSM cho tổ hợp HIMARS.
Khi còn tại nhiệm, Tổng thống Joe Biden đã duyệt cung cấp tên lửa đạn đạo ATACMS phóng từ bệ HIMARS cho Ukraine, cũng như bật đèn xanh cho họ dùng loại đạn này tấn công vào lãnh thổ Nga. Với tầm bắn khoảng 300 km, ATACMS không thể bắn tới Moscow nếu phóng từ biên giới Ukraine.