Moscow cảnh báo Nhật Bản về tên lửa Patriot

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố quyết định xuất khẩu vũ khí sang Mỹ của Tokyo có hậu quả tiêu cực đối với an ninh toàn cầu.

Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến Patriot PAC-3 tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở Tokyo
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến Patriot PAC-3 tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở Tokyo

Nga đã chỉ trích quyết định của Nhật Bản gửi tên lửa phòng không Patriot PAC-3 tới Mỹ, cảnh báo động thái này sẽ có tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa Moscow và Tokyo, đặc biệt nếu đạn dược được chuyển đến Ukraine.

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ở Moscow hôm 27/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, động thái của Nhật Bản chắc chắn sẽ gây tổn hại cho sự ổn định trong khu vực và toàn cầu.

“Chính quyền Nhật Bản một lần nữa khẳng định lộ trình hướng tới việc dỡ bỏ nhất quán các điều khoản theo chủ nghĩa hòa bình trong hiến pháp thời hậu chiến của đất nước.

Cùng với quá trình tái vũ trang nhanh chóng của Nhật Bản, điều này sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực rõ ràng đối với an ninh khu vực và toàn cầu”, bà Zakharova nêu rõ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga lưu ý, ngoài việc vi phạm các nguyên tắc riêng của đất nước như được quy định trong hiến pháp của chính mình, Nhật Bản đang mất quyền kiểm soát vũ khí của mình một cách thực tế, khi Mỹ hiện đang di chuyển chúng đi khắp nơi khi thấy phù hợp.

Bà cảnh báo nếu tên lửa PAC-3 của Nhật Bản được chuyển đến Ukraine, diễn biến này sẽ có tác động nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản.

“Nếu tên lửa Nhật Bản đến tay lực lượng vũ trang Ukraine, những hành động như vậy sẽ được coi là hành động thù địch rõ ràng đối với Nga, và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Nhật Bản”, bà Zakharova nhấn mạnh.

Nhật Bản đã đồng ý cung cấp tên lửa PAC-3 mà nước này sản xuất theo giấy phép của Mỹ cho Washington vào tuần trước sau khi chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu quân sự được áp đặt theo hiến pháp hòa bình của nước này vào năm 1947.

Tokyo hiện có thể xuất khẩu vũ khí sản xuất tại Nhật Bản theo theo giấy phép nước ngoài cho các quốc gia cấp phép.

“Khi thực hiện hành động này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần bảo vệ một trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên luật pháp, đồng thời đạt được hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố sau khi Nội các Tokyo đồng ý hủy bỏ thỏa thuận lệnh cấm xuất khẩu.

Tuy nhiên, ông Kishida cũng nhấn mạnh rằng, “không có thay đổi nào đối với nguyên tắc của chúng tôi với tư cách là một quốc gia hòa bình”.

Mặc dù tên lửa do Nhật Bản sản xuất dự kiến sẽ không được chuyển thẳng đến Ukraine, nhưng lô hàng này có thể cho phép Washington gửi thêm tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất tới Kiev, thay thế chúng trong kho của nước này bằng tên lửa do Nhật Bản sản xuất.

Việc Tokyo sửa đổi chính sách xuất khẩu vũ khí của mình diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản tiếp tục tăng cường quân sự, do Thủ tướng Fumio Kishida phát động vào năm ngoái.

Kế hoạch tăng cường quân sự trong 5 năm có thể đưa Nhật Bản trở thành nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.

Cùng ngày khi quyết định xuất khẩu PAC-3 được đưa ra, chính phủ Nhật Bản đã thông qua mức tăng kỷ lục 16% trong chi tiêu quân sự, hiện đang chờ quốc hội nước này phê duyệt.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thường xuyên chấm bài và soạn giáo án điện tử, mắt của cô Nguyễn Thị Mai Hương mờ, yếu và tăng độ.

Cách bảo vệ mắt hiệu quả

GD&TĐ - Khi nhắc đến bệnh nghề nghiệp của giáo viên, nhiều người thường nghĩ đến: Khàn giọng, mất tiếng, viêm thanh quản, giãn tĩnh mạch chân do đứng nhiều.