Mòng biển há mỏ nuốt gọn cá mập con

GD&TĐ - Mòng biển bắt được cá mập con dưới nước rồi mang lên bãi cát, tìm cách giải quyết con mồi.

Mòng biển há mỏ nuốt gọn cá mập con

Sean Wells quan sát mòng biển kiếm ăn trên bãi biển Seven Mile, bang New Jersey, Mỹ, sáng sớm hôm 25/7, Maritime Herald đưa tin. Con mồi nó bắt được là cá mập nhỏ. Cá mập ra sức vùng vẫy khi bị đưa lên bãi cát nhưng cuối cùng vẫn không thể trốn thoát. 

"Đó là một khoảnh khắc tình cờ. Tôi thấy mòng biển lao xuống nước rồi bay lên với một thứ gì đó khá lớn. Tôi không nghĩ nó có thể nuốt chửng miếng mồi to như vậy. Thật đáng kinh ngạc", Wells chia sẻ. Chuyên gia sinh vật biển Paul Bologna, giáo sư sinh học tại Đại học Bang Montclair, xác nhận đây là cá mập nhưng không xác định được loài cụ thể.

Chi mòng biển gồm các loài chim kích thước từ trung bình đến lớn, thường có lông màu xám hoặc trắng với vệt đen ở đầu hay cánh. Chúng sở hữu chiếc mỏ chắc khỏe, hơi dài và hai chân có màng. Chúng có thể ăn thịt sống như cua, cá, và cả xác động vật.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.