Mới đây, Tập đoàn sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall đã thông báo về việc ký kết hợp đồng với một khách hàng châu Âu giấu tên về một lô đạn pháo L15 155 mm theo tiêu chuẩn chung của khối NATO.
Theo thông báo chính thức, thỏa thuận đã được ký kết vào tháng 12 năm nay, bao gồm việc cung cấp 10.000 quả đạn pháo. Thời hạn hoàn tất hợp đồng không được nêu cụ thể, mà chỉ cho biết là trong năm 2023.
Giá trị thương vụ được công bố vào khoảng 33 triệu euro (hơn 35 triệu USD), tức là, một quả đạn 155mm theo hợp đồng này có giá lên tới 3,3 nghìn euro (hơn 3500 USD/quả).
Ngoài ra còn có một khía cạnh cực kỳ thú vị về việc cung cấp phiên bản nào của dòng đạn pháo L15. Đây là hợp đồng mua sắm loại đạn L15A1/A2 HE đời cũ, đã được Rheinmetall thay thế bằng các loại DM111 và DM121 cao cấp hơn. Điều đó làm dấy lên phán đoán là lô đạn này có thể là của Ukraine.
Theo nguồn tin, có thể hợp đồng này sẽ được thực hiện tại công ty Expal Systems SA của Tây Ban Nha, mà công ty mà Rheinmetall đã mua lại với giá 1,2 tỷ euro vào tháng 11.
Theo giới chuyên gia quân sự, mức giá 3,3 nghìn euro cho mỗi quả đạn 155 mm hoàn toàn khác biệt so với mức giá ở thời điểm năm 2020-2021, khi giá thị trường cho những loại đạn như vậy chỉ có 2 nghìn euro mỗi quả. Rõ ràng là giá đạn 155mm đã tăng với mức độ phi mã.
Đạn pháo L15A1 HE của công ty Rheinmetall hiện có giá 3300 euro/quả. |
Những lý do cho việc giá loại đạn pháo theo chuẩn NATO tăng cao như vậy cũng là dễ hiểu, bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài đã tiêu tốn một số lượng đạn pháo 155mm cực lớn, khiến nhiều nước phương Tây cạn kho dự trữ, gây ra sự thiếu hụt đạn dược nhất định trên thế giới.
Theo báo cáo của giới chức Lầu Năm Góc hồi tháng 7 vừa qua, mỗi ngày Quân đội Ukraine bắn tới hơn 3000 quả đạn pháo 155mm (nếu tính theo giá cũ là đốt hơn 6 triệu euro/ngày), trong khi quân Nga còn tiêu thụ số lượng đạn pháo kinh khủng hơn nhiều, với hàng chục nghìn quả đạn pháo hạng nặng mỗi ngày.
Các nước NATO đã viện trợ cho Kiev nhiều hệ thống pháo 155mm khác nhau ví dụ như pháo M777 do Australia và Canada viện trợ, bên cạnh đó họ còn được các phương Tây chuyển giao một số mẫu pháo tự hành như M109 (Mỹ), Panzerhaubitze 2000 (Đức), Caesar (Pháp), Krab (Ba Lan) và lựu pháo FH70 Anh, Đức và Italia hợp tác phát triển.
Từ khi Nga bắt đầu mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các nước phương Tây đã cung cấp cho chính quyền Kiev một số một lượng đáng kể đạn pháo 155 mm, ví dụ như chỉ riêng Mỹ đã cung cấp nước này hơn 1 triệu quả đạn pháo.
Việc cung cấp đạn pháo giúp Ukraine trong cuộc chiến với Nga đã khiến nhiều nước NATO cạn kho dự trữ, ví dụ như một cường quốc châu Âu như Đức còn chưa đạt quy định của khối về mức dự trữ tối thiểu theo tiêu chuẩn của Liên minh là đủ đạn dược duy trì chiến sự trong 30 ngày.
Trong khi đó, một nguyên nhân khác khiến giá đạn tăng phi mã là do các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ và châu Âu không có khả năng sản xuất quy mô lớn, thiếu vật liệu chế tạo, không thể nhanh chóng sản xuất được số lượng đạn trong thời gian ngắn,
Hiện nay, một số vật liệu quan trọng trong sản xuất đạn pháo của phương Tây lại không tự chủ được, phải nhập từ Trung Quốc nên nguồn cung chậm trễ. Do đó, vấn đề mở rộng sản xuất đạn pháo là đang một trong những vấn đề then chốt đối với ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây.