Mối liên kết kỳ diệu giữa thơ và nhạc

GD&TĐ - Ngày 23/2, Hội Nhà văn TPHCM và Hội Âm nhạc TP tổ chức Hội thảo ‘Thơ-nhạc, tương sinh hay tương khắc’.

Nhà văn Bích Ngân chia sẻ tại hội thảo.
Nhà văn Bích Ngân chia sẻ tại hội thảo.

Hội thảo đã đem đến cơ hội gặp gỡ giữa các nhà thơ và nhạc sĩ, nhằm khám phá tiềm năng tạo ra những tác phẩm sinh ra từ sự liên kết giữa hai loại hình nghệ thuật. Đây là một trong sự kiện quan trọng trong chương trình chính của Ngày thơ Việt Nam 2024 tại TPHCM.

Thơ và nhạc, hai loại hình nghệ thuật tưởng chừng như riêng biệt, lại ẩn chứa mối liên kết kỳ diệu, tạo nên những bản giao hưởng đầy cảm xúc.

Khi thơ được kết hợp với nhạc, nó có thể tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh, hấp dẫn và sâu sắc hơn. Thơ có thể tăng cường cảm xúc mà nhạc gửi đến, trong khi nhạc có thể làm nổi bật và làm sâu sắc ý nghĩa của thơ.

Giao thoa giữa thơ và nhạc là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và giai điệu, khơi gợi những tầng sâu cảm xúc và mang đến cho người thưởng thức những trải nghiệm nghệ thuật độc đáo. Để làm rõ thêm những giá trị cũng như những vướng mắc hiện hữu, Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến, đóng góp, chia sẻ của các nhạc sĩ và nhà văn, nhà thơ.

Tại Hội thảo, Nhà văn Bích Ngân, chủ tịch Hội nhà văn TPHCM cho biết, đối với người Việt Nam, thơ không chỉ đồng hành vui buồn, được mất cùng thời gian, mà còn được ngân nga thành ca trù, ca Huế.

Cho đến đầu thế kỷ 20, âm nhạc phương Tây tràn vào nước ta, thì một hình thái nghệ thuật mới ra đời, đó là ca khúc. Trong đó, ca khúc được phổ từ thơ, có một vị trí tương đối quan trọng.

“Quan hệ thơ-nhạc để hình thành ca khúc phổ thơ, có thể xem như một sự kết hợp thú vị. Sau lớp nhạc sĩ tiền chiến như Đặng Thế Phong, Hoàng Quý, Lê Thương, Văn Cao, Doãn Mẫn… phần lớn các nhạc sĩ tài danh được công chúng mến mộ đều có ca khúc phổ thơ”, Nhà văn Bích Ngân cho hay.

Còn theo nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai, hiện nay đang tồn tại những ý kiến trái chiều về việc ghi tên tác giả thơ khi công bố những ca khúc phổ thơ. Nữ nghệ sĩ đặt câu hỏi, bài thơ có trước thì ghi tên nhà thơ trước tên nhạc sĩ trước? Hoặc, giới hạn sử dụng bao nhiêu câu chữ từ một bài thơ thì ghi chú “phỏng thơ”, “trích thơ” hay “ý thơ” trong một ca khúc phổ thơ? Hay nhạc sĩ có được phép sửa văn bản gốc và không cần tham khảo ý kiến nhà thơ không?…

“Những vấn đề nêu trên nghe có vẻ đơn giản, thế nhưng để thơ và nhạc được đồng điệu thì tác giả phải có sự rõ ràng từ hai phía”, Nhà thơ Trương Tuyết Mai cho hay.

“Khi một bài thơ được phổ thành ca khúc, nghĩa là nhạc sĩ đã nối sợi dây cảm xúc chia sẻ với nhà thơ. Do đó, quan hệ thơ-nhạc nhất định phải sớm loại bỏ những yếu tố tương khắc, để thực sự tương sinh với nhau. Điều này, cần sự nỗ lực ở hai phía, nhà thơ và nhạc sĩ”, Nhà văn Bích Ngân cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.