Mở thêm nhiều ngành đào tạo mới lĩnh vực Điện ảnh

GD&TĐ - Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mới được phê duyệt ghi rõ sẽ mở thêm ngành đào tạo nhà sản xuất phim, nhà phát hành phim, họa sĩ hóa trang.

Mở thêm nhiều ngành đào tạo mới lĩnh vực Điện ảnh

Đồng thời, thực hiện mô hình du học tại chỗ cho sinh viên điện ảnh. Mở các lớp đào tạo, thực tập ngắn hạn để nâng cao tay nghề. Tổ chức đào tạo chính quy, dài hạn và các lớp đi thực tập nâng cao tay nghề ngắn hạn ở nước ngoài.

Nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong đó chú trọng nâng cao trình độ giảng viên, cải tiến giáo trình giảng dạy và xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

Xây dựng đội ngũ các nhà biên kịch, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật, họa sỹ hóa trang, diễn viên, chuyên gia kỹ thuật công nghệ, nhà lý luận phê bình, nhà sản xuất phim, nhà phát hành phim, nhà quản lý điện ảnh được đào tạo chuyên sâu.

Phấn đấu đến 2030, Việt Nam có đội ngũ sáng tác, sản xuất phim có trình độ chuyên môn cao trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, trong đó có những tài năng được quốc tế công nhận.

Bảo đảm chất lượng và bảo đảm số lượng đào tạo chính quy đối với các ngành nghề chủ yếu. Bình quân mỗi năm đào tạo 15 – 20 đạo diễn, 10 – 15 nhà sản xuất phim, 10 – 15 biên kịch, 10 lý luận phê bình, 10 – 15 nhà phát hành phim, 10 – 20 quay phim, 10 thiết kế mỹ thuật, 15 – 20 kỹ thuật công nghệ, 5 – 10 họa sĩ hóa trang, 25 – 30 diễn viên.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần đối với các dự án xã hội hóa trong đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải