Bức ảnh tiêm kích MiG-29 với tên lửa mồi bẫy đã được nhà báo Colby Badhwar của tờ Insider đăng tải.
Việc có thêm tên lửa ATACMS và Storm Shadow/SCALP-EG ở Ukraine nghĩa là ADM-160 MALD sẽ được sử dụng kết hợp với chúng để tăng hiệu quả xuyên thủng hệ thống phòng không Nga.
Ông Colby Badhvar nhận xét: “Ukraine càng có nhiều khả năng tấn công thì mạng lưới phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp của Nga càng kém hiệu quả”.
Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine với tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD. |
Lần đầu tiên giới truyền thông biết đến việc sử dụng tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD là vào năm 2023.
Tại thời điểm tháng 5 năm ngoái, một vụ nổ đã xảy ra ở trung tâm Lugansk, phần còn lại của quả đạn ADM-160 MALD được tìm thấy gần địa điểm tấn công.
Việc chuyển giao những tên lửa này cho Ukraine chưa từng được thông báo trước đây. MALD (Mồi nhử phóng từ trên không thu nhỏ) được phát triển vào năm 2003 bởi Tập đoàn Raytheon của Mỹ.
Sản phẩm ADM-160 MALD trong mọi bản sửa đổi thực chất là một tên lửa hành trình hàng không. Nó khác với vũ khí chiến đấu ở chỗ không mang đầu đạn mà sử dụng thiết bị đặc biệt để gây nhiễu phòng không đối phương.
Phần còn lại của tên lửa ADM-160B MALD gần nơi xảy ra vụ nổ tại Lugansk. |
ADM-160 có hệ thống lái tự động thực hiện chương trình bay được cài sẵn. Sử dụng định vị vệ tinh, nó sẽ hướng dẫn quả đạn bay dọc theo một tuyến đường nhất định.
Có một số cách để sử dụng MALD với các hiệu ứng khác nhau, điển hình như mục tiêu giả có thể chỉ cần bay đến một khu vực nhất định và đánh lạc hướng lực lượng phòng không, giảm thiểu rủi ro cho tên lửa thật.
Ngoài ra tên lửa chiến đấu và đạn mồi bẫy có thể bay cạnh nhau, gây khó khăn cho việc nhận dạng cũng như cản trở việc theo dõi và tiêu diệt tên lửa tấn công.
Mô phỏng hoạt động của tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD. |