Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên
Nồi tole là loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm. Do vậy, thay vì dùng các loại nồi khác để nấu bánh chưng, bạn nên dùng nồi tole để nấu. Vì môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong, do đó giúp cho bánh chưng có một màu xanh thật tự nhiên.
Vì tro có tính kiềm nhẹ, nên trước khi nấu, một số gia đình miền Trung đã ngâm nếp cùng với nước tro. Điều này làm tăng độ kiềm của nếp, và từ đó khi nấu bánh chưng, nếp sẽ trong hơn, có màu xanh ngọc rất đẹp nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon cần có của bánh chưng.
Dùng nước chanh hoặc nước dứa giúp bánh chưng có màu xanh đẹp mắt
Nước chanh tạo nên môi trường kiềm, nước dứa cũng vậy. Do đó mà bạn có thể ngâm nếp trong nước dứa khoảng 3 tiếng, còn với nước chanh – vì có độ kiềm mạnh hơn nên các bạn chỉ cần vắt chanh vào. Như vậy, bánh sẽ nhanh chín hơn và có được một màu xanh tự nhiên.
Gói bánh chưng đúng phương pháp để bánh có màu xanh
Để giúp bánh chưng xanh tự nhiên, bạn còn cần lưu ý về kỹ thuật gói bánh chưng nữa. Các bạn nên xếp xen kẽ lá nằm ngang và lá nằm dọc, lá ngoài cùng sẽ là lá già nhất. Khi luộc xong bánh, lớp là già bên ngoài này sẽ giúp cho bánh có một màu xanh đẹp mắt.
Gói bánh chưng đúng cách để bánh đẹp mắt hơn
Quan trọng nhất vẫn là kỹ thuật của khâu nấu bánh chưng, Các bạn nên dùng lá dong còn dư để lót đáy nồi. Lượng lá lót này sẽ giúp cho nồi khó bị cháy nhưng vẫn làm tăng sắc xanh của bánh chưng.
Hơn nữa, khi nấu bánh được một nửa thời gian thì các bạn nên thay nước luộc bánh chưng, như vậy sẽ giúp bánh được ngon hơn và có màu xanh tự nhiên.
Bánh chưng đi kèm bánh tét quả thật là hai thứ thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết. Hãy áp dụng những mẹo nhỏ này để làm cho gia đình những chiếc bánh chưng vừa đẹp mắt lại cực kỳ dẻo và thơm ngon nữa nhé. Chúc bạn có một cái Tết thật vui vẻ.