Mẹo hay phân biệt na chín tự nhiên và na ủ hóa chất

Tình trạng na bị ủ chín bằng hóa chất được bày bán tràn lan hiện nay khiến nhiều người lo sợ khi chọn mua loại hoa quả này.

Mẹo hay phân biệt na chín tự nhiên và na ủ hóa chất

Na đã vào mùa chín rộ, nhiều người có sở thích ăn na bởi vị thơm ngọt, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, na còn có tác dụng giải độc, phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, tình trạng na bị thúc chín bằng thuốc gây nguy hại sức khỏe khiến nhiều người lo sợ khi lựa chọn loại quả này.

Theo báo Chất lượng Việt Nam, để na nhanh chín chỉ từ 1-2 ngày, một số tiểu thương đã dùng hóa chất thúc na chín để kiếm lợi nhuận cao. Theo chị Hà, người chuyên bán trái cây tại chợ Hữu Tiệp, Ngọc Hà (Hà Nội), na là loại quả khó vận chuyển nếu đã chín vì chúng dễ trầy xước vỏ, bẹp hoặc thâm đen. Vì thế, các tiểu thương buôn na thường thu mua tại vườn những quả na già, đã mở mắt, còn xanh đóng thùng rồi phân phối bán.

Meo hay phan biet na chin tu nhien va na u hoa chat - Anh 1

Tuy nhiên, vì tâm lý người tiêu dùng thường thích mua na chín để ăn luôn nên các tiểu thương thường ủ thuốc để thúc na chín nhanh. Nếu ăn phải những quả na này dễ gây nguy hại cho sức khỏe.

Theo báo Vietnamnet, các hóa chất thường được tiểu thương dùng để ép chín trái nhanh là acetylence và ethephon, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe và sự an toàn cho người dùng.

Khi tiếp xúc với khí acetylene ở nồng độ trên 33%, con người có thể bị ngất xỉu. Các triệu chứng của ngộ độc acetylene thường là khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi, cháy rát da, có thể làm hỏng vĩnh viễn mắt và một số triệu chứng khác.

Vì vậy, không còn cách nào khác là người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình kiến thức để chọn được những quả na chín tự nhiên.

Dưới đây là hướng dẫn cách chọn na chín tự nhiên và na bị tẩm hóa chất:

Về hình thức

Bạn nên chọn những quả na gai to, màu trắng không thâm đen và nứt nẻ. Với những quả na có nhiều vết nứt nẻ, va chạm và ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước, tuyệt đối không chọn bởi na ăn sẽ không ngon, vị ủng, có thể bị ủ hóa chất kích chín. Na ủ hóa chất sẽ có màu sắc không tự nhiên, tuy nhiên quả nào cũng đều tăm tắp, không có vết nứt, cuống bị gẫy, vỏ khó bóc.

Người tiêu dùng nên chọn những quả có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống, đó là những quả chín cây, ăn ngọt và thơm. Tránh chọn những quả na quá mềm, có vết thâm bên ngoài, đó là na non, bị ép chín, ủ hóa chất độc hại.

Mùi vị

Na chín tự nhiên không ngâm thuốc có mùi thơm dịu, ăn có vị ngọt mát. Trong khi đó, na ngâm hóa chất để chín ép có vị nhạt, ăn bị sượng, không có mùi vị đặc trưng của na.

Bạn nên chọn na dai vì na bảo quản được lâu hơn, không dễ nát, ăn ngọt và vỏ dễ bóc. Những quả na dai luôn đem lại chất lượng cũng như sự hài lòng hơn hẳn so với na bở bởi không dễ dàng ủ thuốc.

Người tiêu dùng có thể tự dấm na an toàn tại nhà. Bạn nên mua na xanh, nhưng đã già để dấm, ăn vẫn rất ngọt, đặc biệt là đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Để dấm na, lót dưới đáy thùng một lớp lá nhãn. Sau đó bỏ na vào thùng và đốt vài nén hương cắm vào trong rồi đóng chặt nắp thùng khoảng 2 - 3 hôm thì na sẽ chín ngay. Với cách làm này, na chín sẽ có màu không được đẹp mắt như na bị kích chín bằng hóa chất, nhưng khi ăn vẫn rất ngon, ngọt.

Theo Người Đưa Tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ