Mẹo chế biến mướp đắng không còn đắng

GD&TĐ - Mướp đắng là loại rau thông dụng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng vị đắng của nó khiến nhiều người e ngại.

Mướp đắng tuy có nhiều công dụng nhưng một số người lại cảm thấy khó chịu vì vị đắng của nó. (Ảnh: ITN).
Mướp đắng tuy có nhiều công dụng nhưng một số người lại cảm thấy khó chịu vì vị đắng của nó. (Ảnh: ITN).

Bài viết này mách bạn loại bỏ vị khó chịu của mướp đắng, đồng thời tìm hiểu những công dụng thần kỳ của nó đối với sức khỏe.

Các loại thực phẩm vị đắng thường có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mướp đắng rất được ưa chuộng vì đặc tính này và đã trở thành một loại rau được coi trọng tương tự như thuốc.

Mướp đắng tuy có nhiều công dụng nhưng một số người lại cảm thấy khó chịu vì vị đắng của nó. Quả thực, nếu chế biến không đúng cách thì mướp đắng sẽ có vị rất khó ăn.

Vì vậy, làm giảm bớt vị khó chịu của mướp đắng chính là chìa khóa để loại rau này trở nên ngon miệng.

Mẹo khử vị đắng

Loại bỏ phần đắng

Phần cùi mướp và lớp màng trắng bên trong là nguồn gốc quan trọng tạo nên vị đắng của mướp đắng. Bạn cần nạo hết những phần này bằng thìa. Ngoài ra, bạn cũng cần loại bỏ hạt trước khi nấu để giảm bớt vị đắng.

Chần mướp đắng trước khi chế biến

Điều này có thể làm giảm vị đắng của mướp đắng hiệu quả. Thêm một chút muối khi chần cũng để tạo thêm hương vị cơ bản cho mướp đắng và tránh để loại rau này mất chất dinh dưỡng.

Thêm dầu ăn là để khóa độ ẩm của mướp đắng, tránh mất nước, làm cho mướp đắng sáng bóng và mềm hơn.

Sau khi chần mướp đắng bằng nước nóng, bạn nên chần tiếp bằng nước lạnh để giữ nguyên vẹn màu sắc tươi xanh.

Chần là một bước nấu quan trọng đối với nhiều nguyên liệu. Các chất đắng có trong mướp đắng có thể được hòa tan trong quá trình chần, điều này giúp loại bỏ vị đắng.

Tuy nhiên, mướp đắng chần chỉ thích hợp để bạn làm món xào hoặc nấu, không thích hợp khi ăn sống. Một cách dễ dàng khác là thêm đường để trung hòa vị đắng của mướp đắng khi ăn.

Ngâm nước muối

Thành phần đắng trong mướp đắng là cucurbitacin C, là một dạng glucoside dị sinh và là chất hữu cơ hòa tan trong nước, do đó, sau khi loại bỏ phần ruột đắng và cắt lát, bạn nên ngâm trong nước muối nửa giờ. Cách này giúp loại bỏ tối đa vị đắng của nó.

Lý do nên ăn mướp đắng

Mướp đắng giúp hạ đường huyết

Mướp đắng chứa peptide - thành phần giúp tăng cường hoạt động của tế bào B đảo tụy. Sau khi ngâm các lát mướp đắng, một lượng lớn hoạt chất sẽ được hòa tan trong nước, giúp làm giảm lượng đường trong máu và điều hòa lipid máu, thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

Thanh nhiệt và loại bỏ nhiệt bên trong

Mướp đắng là một loại thực phẩm có tính hàn. Những lát mướp đắng có thể làm tăng cảm giác lạnh trong cơ thể sau khi ăn và có tác dụng thanh nhiệt.

Hơn nữa, chất đắng trong mướp đắng có chứa Jinnarsang, có tác dụng điều hòa nhiệt độ hệ thần kinh và thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh, từ đó kích hoạt trung tâm nhiệt độ cơ thể, giúp giải nhiệt và giảm nhiệt bên trong, thích hợp để tiêu thụ vào những ngày nóng.

Chống ung thư

Mướp đắng cũng chứa protease có thể ức chế sản xuất tế bào khối u ác tính và tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch. Nó cũng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư và có tác dụng chống ung thư rõ rệt.

Cải thiện nhan sắc

Mướp đắng chứa một lượng lớn vitamin. Sau khi tiêu thụ, nó giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, làm giảm sự tổng hợp melanin trong cơ thể, giảm lão hóa và còn giúp loại bỏ mụn trứng cá cũng như các đốm đen trên da. Nhờ đó làn da của bạn sẽ ngày càng tươi trẻ và rạng rỡ hơn.

Giảm cân

Thực tế, chất glycosid có trong mướp đắng được mệnh danh là “thuốc diệt mỡ”. Sau khi ăn, mướp đắng có thể hỗ trợ giảm mỡ và polysaccharide trong cơ thể, từ đó giúp giảm cân.

Khử trùng

Mướp đắng chứa nhiều thành phần axit thực vật như axit oxalic, vitamin C… có tác dụng khử trùng. Thường xuyên ăn mướp đắng có thể loại bỏ nấm trong miệng, có tác dụng chữa lành vết loét và vết thương ở miệng rất tốt.

Theo cnxiantao.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.