Mẹ chồng, nàng dâu tranh cãi "nảy lửa" chuyện dạy trẻ

Mẹ chồng, nàng dâu tranh cãi "nảy lửa" chuyện dạy trẻ

Hồi mới về làm dâu, tôi có chút hốt hoảng, sợ rằng mình sẽ không giữ được "phong độ" như ngày về ra mắt. Mỗi ngày sống ở nhà chồng, tôi đều gồng mình lên, cố gắng làm một cô con dâu thật tốt.

Tôi chăm chỉ làm việc, từ dọn dẹp, giặt giũ, dù nhà đông người nhưng mọi việc đều đến tay tôi. Hình ảnh của tôi trong nhà chồng lúc nào cũng là "vợ ngoan, dâu đảm". Nhưng tôi chẳng thể ngờ, thời gian tôi mang bầu và sinh con mới xảy ra nhiều mâu thuẫn. 

Mẹ chồng có cách chăm cháu cổ hủ, thế nên, suốt thời gian tôi nghỉ ở nhà, không ngày nào không "va chạm" với bà. Đến lúc tôi đi làm trở lại, tưởng giao cháu lại toàn quyền cho mẹ chồng chăm thì bà sẽ không trách tôi "nuôi con vụng" được nữa, nhưng ai ngờ bà còn quá đáng hơn trước.

Hễ về đến nhà, âm thanh đầu tiên tôi nghe thấy chính là giọng mẹ chồng: "Con còn bé mà chị bắt nó ngủ riêng, nửa đêm nó đạp chăn ra ngoài chị có biết không? Hôm nay nó ho ngằn ngặt, chị đi làm suốt ngày, thời gian đâu mà xót con". 

Tôi cố gắng giải thích thế nào bà cũng không chịu hiểu. Thậm chí tôi nghĩ, bà cứ nhìn thấy tôi là "ngứa mắt", nên từ cách tôi cho con ăn, đến việc chăm sóc hằng ngày, bà đều không tán thành. 

Nghe lời bác sĩ, tôi muốn 5 tháng mới cho con ăn dặm, rồi thường xuyên tắm rửa, cho con phơi nắng để cháu khỏe mạnh. Còn bà thì muốn cho cháu ăn bột sớm để cứng cáp, và luôn sợ thằng bé bị ốm vì ra ngoài nắng, gió. 

Căng thẳng ngày càng tăng cùng với sự lớn lên của thằng bé. Tôi muốn con phát triển tính độc lập, khi sai thì phải bị phạt… nhưng bà lại chiều cháu, luôn muốn làm thay mọi việc, cháu đòi gì cho ngay, khi làm sai bị mẹ mắng thì bà bênh, thậm chí mắng ngược mẹ.

Đến cả việc thằng bé chậm nói cũng là... lỗi của tôi: "Chị về nhà chẳng nói chẳng rằng thì làm sao thằng bé bắt chước được?". Tôi cãi lại thì bà bảo tôi "lắm điều", tôi không bắt mồi thì bà bảo tôi "lầm lì". 

Bà còn tự quyết định: "Chị không dạy được con tập nói thì để tôi dạy. Các cụ xưa có cách cổ truyền là đi cướp đồ ăn của bất kỳ ai ngoài chợ, tốt nhất là cướp cái gì người ta chuẩn bị bỏ vào miệng ấy". Tôi hốt hoảng: "Không được đâu mẹ ơi, mất vệ sinh lắm, chưa kể nhỡ gặp phải người nóng tính, người ta mắng cho ấy chứ".

Sau màn phản ứng dữ dội của mẹ chồng, tôi miễn cưỡng chiều ý bà cho đỡ... điếc tai. Sáng ấy tôi chở mẹ chồng và cháu ra chợ, mãi mới tìm được bóng râm để đứng chờ. Mẹ chồng tôi bế cháu và lặng lẽ "phục kích". Hàng bún bánh, cơm phở bày la liệt, mẹ chồng tôi không thể "hành động" vì tôi gàn: "Cái này cay lắm, bẩn lắm mẹ ơi, thằng bé không ăn được đâu...". Mẹ chồng tôi tự ái: "Thôi đi về! Nó là con chị thì để chị dạy".

Không áp dụng được mẹo dân gian nhưng vài tháng sau con tôi vẫn nói lem lẻm. Bà bạn thân của mẹ chồng tôi sang chơi, ngồi chưa ấm chỗ đã bị thằng bé nhắc: "Bà chưa về ạ?". Mẹ chồng tôi chữa ngượng: "Nó bắt chước câu này trên ti vi đấy bà ạ, gặp ai nó cũng nói thế". 

Bà hàng xóm cười xòa rồi về. Chỉ chờ có thế, mẹ chồng tranh thủ đổ hết lỗi lên đầu tôi: "Chị dạy con cho tử tế vào chứ, ăn nói phải lựa đúng lúc đúng chỗ, mẹ con chị làm tôi xấu hổ với người ta". Chẳng nhẽ tôi lại bảo: "Cháu chưa chịu nói thì mẹ sốt ruột, cháu biết nói rồi thì mẹ lại bảo cháu làm mẹ xấu hổ. Bây giờ con phải làm thế nào mẹ mới hài lòng?".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.