Mất mạng vì cưa đạn pháo

GD&TĐ - Hôm 27/5, tại xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã xảy ra một vụ nổ lớn làm một người chết.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện có một mảnh lớn của vỏ đạn pháo nằm cạnh nạn nhân. Nhiều khả năng, tiếng nổ từ quả đạn pháo này là nguyên nhân của cái chết. Năm 2016, cũng tại tỉnh Phú Yên, 3 thanh niên ở huyện Đồng Xuân tử nạn cũng vì cưa một quả đạn pháo.

Hầu như năm nào cũng xảy ra một vài vụ chết người do cưa bom mìn còn sót lại trong chiến tranh, phần lớn là ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Nhiều người không hiểu và đặt câu hỏi: “Cưa đạn pháo để làm gì?”. Xin được trả lời ngay rằng, có hai mục đích khi cưa đạn pháo. Một là lấy thuốc trong quả đạn ấy làm mìn để đánh cá dưới sông hoặc bán cho các ngư dân khai thác cá trên biển.

Sau khi lấy hết thuốc nổ bên trong, vỏ đạn được bán cho những người đi mua sắt phế liệu. Tùy theo trọng lượng của quả đạn mà giá bán sẽ khác nhau. Tuy nhiên, số tiền bán thuốc nổ lẫn sắt phế liệu của mỗi quả đạn pháo không đáng bao nhiêu. Thế nhưng, vẫn có người liều mạng cưa đạn pháo như một cách kiếm thêm thu nhập!

Sở dĩ những vụ cưa đạn pháo chỉ xảy ra ở miền Nam là vì, trước năm 1975, Mỹ đã sử dụng hàng chục triệu tấn bom đạn trút xuống miền Nam. Trong số đó, một lượng lớn là các loại đạn pháo cỡ nhỏ, không phát nổ khi chạm đất nhưng vẫn nằm đó “mai phục”.

Số bom lớn hàng trăm ký, khi phát hiện, người dân đều giao nộp cho công binh để họ tháo gỡ, còn những loại pháo nhỏ thì lén lút cất giấu đâu đó, để lúc nào cần thì cưa lấy thuốc nổ và sắt phế liệu!

Thông thường, mỗi lần cưa đạn pháo thì sẽ có 3 người. Hai người cưa, người còn lại làm nhiệm vụ tưới nước nhỏ giọt để làm mát trong quá trình lưỡi cưa va vào vỏ sắt của trái pháo.

Thế nhưng, nếu người phụ trách công đoạn “tưới nước nhỏ giọt” kia mà lơ đễnh, thuốc nổ trong quả đạn sẽ bén lửa do ma sát, quả đạn sẽ nổ ngay! Còn nếu hai người cưa thì một người sẽ phụ trách việc “tưới nước”, hoặc cưa một vài đường thì lại tưới nước vào nếu là cưa một người, nhưng chỉ cần “cưa ráng” một chút là thuốc đạn sẽ bén lửa ngay.

Nếu may mắn cưa đạn trót lọt thì số thuốc đạn pháo này sẽ nhanh chóng chuyển về vùng ven biển để bán cho những ngư dân chuyên đánh mìn thay cho đánh lưới mỗi khi ra khơi. Lực lượng biên phòng các tỉnh ven biển Trung Bộ vẫn thường phát hiện và bắt giữ các vụ buôn bán thuốc nổ hàng trăm ký mỗi vụ.

Đối với lực lượng công binh chuyên phá gỡ bom mìn, họ dùng kỹ thuật để tháo ngòi nổ chứ không phải cưa nên hầu như chưa thấy trường hợp nào trái pháo phát nổ khi công binh xử lý cả.

Theo thống kê, cả nước ta hiện nay có khoảng 800 nghìn tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Nghĩa là, hàng nghìn trái pháo vẫn “mai phục” đâu đó trong đất, sẵn sàng nổ tung nếu liều mạng cưa nó để lấy thuốc nổ.

Đừng dại dột chỉ vì một chút lợi cỏn con mà phải đánh đổi cả mạng sống của mình. Tốt nhất là, khi phát hiện đạn pháo, hãy báo cho lực lượng chức năng đến tháo gỡ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...