Vẫn còn gần 20% diện tích tự nhên nước ta bị ô nhiễm bom mìn

GD&TĐ - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố kết quả khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam trong thời gian qua, vẫn còn những con số gây nhiều nhức nhối dư luận.

Để làm sạch bom mìn sau chiến tranh Việt Nam, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm (Ảnh: SGGP)
Để làm sạch bom mìn sau chiến tranh Việt Nam, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm (Ảnh: SGGP)

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã xác định việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại những vùng đất có diện tích ô nhiễm cao được đẩy mạnh…

Tuy đạt được những kết quả khả quan, nhưng để làm sạch bom mìn sau chiến tranh Việt Nam, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm, chưa kể hàng tỷ USD cần thiết cho việc tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn.

Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo xây dựng kế hoạch truyền thông Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh như xây dựng, triển khai kế hoạch, tuyên truyền vận động tài trợ quốc tế cho chương trình;

Thông qua các kênh thông tin truyền thông, phát hiện nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm hay, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình; nghiên cứu các chính sách bảo trợ trợ giúp sinh kế cho nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng...

Theo ông Nguyễn Bá Hoan, Chánh Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, với thực trạng ô nhiễm bom mìn hiện tại, Việt Nam cần hàng trăm năm để làm sạch hoàn toàn bom mìn.

“Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao năng lực và huy động nhiều nguồn lực để tăng tốc độ rà phá bom mìn để sau vài chục năm nữa có thể giải quyết cơ bản hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Đó là nhiệm vụ của Chính phủ, cũng như trăn trở của hơn 90 triệu người dân Việt Nam và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Chúng ta cần chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền trong nước và quốc tế tạo sự ủng hộ đóng góp vào công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam” – đồng chí Nguyễn Bá Hoan cho biết.

Những năm qua, công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng, tạo điều kiện để nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng. Nạn nhân bom mìn có nhu cầu được phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội từ Nhà nước và cộng đồng để có thể tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, kinh tế, xã hội.

Đến nay, cả nước có 1.012.923 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng (bao gồm cả nạn nhân bom mìn) được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Các mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đã được hình thành và phát triển trên phạm vi cả nước với 418 cơ sở trợ giúp xã hội.

Theo thống kê hiện nay, diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn khoảng 6,1 triệu ha, chiếm 18,71% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ vẫn còn rải rác tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều nhất tại địa bàn một số tỉnh miền Trung.
Từ sau 1975 đến nay, bom mìn còn sót lại phát nổ đã làm hơn 40 nghìn người tử vong, 60 nghìn người bị thương, trong đó phần lớn đều là lao động chính trong gia đình và trẻ em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.