“Marion mãi mãi tuổi 13”- cuốn sách gây chấn động nước Pháp về bạo lực học đường

GD&TĐ - Cuốn sách là cuộc chiến đấu của người mẹ đi tìm lại công lý cho cô con gái Marion. Marion, mãi mãi tuổi 13 gây tiếng vang lớn tại Pháp năm 2015, mở ra cuộc chiến đấu cho những phụ huynh cũng chịu nỗi đau âm ỉ - có con bị quấy rối và được đạo diễn Bourlem Guerdjou chuyển thể thành phim năm 2016.

Cuốn sách “Marion mãi mãi tuổi 13” của tác giả Nora Fraisse và Jacquenline Remy
Cuốn sách “Marion mãi mãi tuổi 13” của tác giả Nora Fraisse và Jacquenline Remy

Chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường(BLHĐ) không có gì đáng ngại, không xảy ra phổ biến. Nhưng trên thực tế hiện nay, BLHĐ đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”.

Chúng ta, thi thoảng được nghe về chuyện học sinh đánh nhau ở trường học, rồi xem đấy là BLHĐ. Nhưng đôi khi ta thờ ơ vì nghĩ chuyện xảy ra ở tận đâu, chứ không xảy ra với con cái mình. Thực ra, con bị đánh, tẩy chay, bị cô lập, bị nói xấu...đều có bóng dáng của BLHĐ.

Dựa trên một câu chuyện có thật tại Pháp, hơn 200 trang sách Marion, mãi mãi tuổi 13 đã tái hiện lại một câu chuyện đầy hoang mang và phẫn uất về cái chết của một học sinh 13 tuổi trong một vụ án quấy rối học đường. Marion, mãi mãi tuổi 13 khiến tất cả chúng ta không thể thờ ơ trước vấn nạn này được nữa. Khi tôi đọc xong cuốn sách này, có lẽ tôi không khỏi rơi nước mắt.

Marion Fraisse là cô bé 13 tuổi thông minh, xinh đẹp và chăm chỉ. Em có một gia đình hạnh phúc, sống cùng một em trai 18 tháng tuổi và một em gái 9 tuổi, cha mẹ hết mực yêu thương, họ sống ở một thành phố lớn tại Pháp. Marion ước mơ sau này sẽ trở thành kiến trúc sư. Nhưng cô bé không bao giờ thực hiện được điều đó nữa!!!

Buổi tọa đàm “Bạo lực học đường – làm sao để phòng tránh”
Buổi tọa đàm “Bạo lực học đường – làm sao để phòng tránh”

Mọi chuyện trở lên tồi tệ khi mỗi ngày cô bé đến trường bị chính những người bạn học lừa dối, lăng mạ và xâm phạm đến cơ thể. Nhà trường biết sự việc ấy, nhưng họ đã lựa chọn thái độ thờ ơ, giấu giếm, điều đó đã đẩy Marion vào sự trầm uất, tuyệt vọng và bất lực, cuối cùng cô bé đã tự sát. Marion Fraisse đã treo cổ trong phòng vào một ngày buồn tháng hai – trước ngày lễ thánh Valentine.

Điều bí mật trong cái chết của cô bé khiến bố mẹ và mọi người sững sờ. Chưa bao giờ em phàn nàn hay than vãn vì buồn chán bất hạnh, bị tổn thương hay kiệt sức cả.

Điều gì có thể xảy ra? Cô bé đã chết vì nỗi đau tâm hồn, tình yêu bị tổn thương? Một nỗi đau tình yêu tuổi mới lớn? Hay cậu bạn trai đã trút lên cô những điều khủng khiếp nhất? Điều đó có thể là gì?

Cha mẹ cô đã đi tìm kiếm câu trả lời. Sau đó đã khám phá ra các tin nhắn trong điện thoại, một tài khoản facebook bí mật, những thông báo xúc phạm trên mạng xã hội cô bé dùng… Cô bé Marion Fraisse đã bị quấy rối cả ở học đường lẫn trên mạng xã hội, bị nhà trường và bạn bè bỏ mặc.

Nhiều em học sinh đã tham dự buổi tọa đàm
Nhiều em học sinh đã tham dự buổi tọa đàm

Cuốn sách này cũng là chủ đề tranh luận trong buổi tọa đàm “Bạo lực học đường – làm sao để phòng tránh?” nhân dịp ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Marion, mãi mãi tuổi 13” của tác giả Nora Fraisse Jacquenline Remy với sự tham gia của các diễn giả: Thạc sĩ Vũ Thu Hà; cô giáo Bùi Thị Ngọc Thủy – giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Nam Định; học sinh đại diện dự án Break the Silence – phòng chống bạo lực học đường.

Trong buổi tọa đàm, thạc sĩ Vũ Thu Hà cũng đã đưa ra nhận định về hiện trạng BLHĐ : “Hiện tại có sự ủng hộ của truyền thông và các con thường che dấu khiến các bậc cha mẹ cũng không thể biết được. Các con đang ở tuổi thành niên, thường các con muốn tách mình ra khỏi vỏ bọc của gia đình hay là sự quản giáo của giáo viên cho nên các con càng cỗ gắng che dấu để bố mẹ và giáo viên càng không biết càng tốt. Cũng chính vì suy nghĩ đó mà có những sự việc xảy ra như trong cuốn sách Marion, mãi mãi tuổi 13

Thạc sĩ Vũ Thu Hà cũng nhấn mạnh: “Cái tuổi của các con cần bạn bè hơn là gia đình nên trong khi giao tiếp với bạn bè sẽ vô tình làm mất lòng bạn khác, nhưng khi không giải quyết được thì sẽ cần một ai đó để giúp mình và trong trường hợp này chúng ta gọi là bảo kê. Và thậm chí các con sẽ vô tình học được những hành động bạo lực từ bố mẹ, khi ra đường các con không giải quyết được sẽ chỉ còn cách là sử dụng những nắm đấm của mình”.

BLHĐ không dừng lại ở cảnh báo mà còn đang trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của thế hệ trẻ ngay tại những môi trường vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa nhận thức được sự nghiêm trọng của BLHĐ và cách thức bảo vệ con trước vấn nạn này. Các bạn học sinh vẫn chưa hiểu rõ được khái niệm “bạo lực học đường” và không biết liệu chúng ta có đang bị bắt nạt hay vô tình bắt nạt bạn bè.

Qua cuốn sách  Marion, mãi mãi tuổi 13 và cuộc tọa đàm này, mong rằng nó sẽ tác động như một ngòi nổ và sẽ khiến cho các em học sinh ý thức toàn vẹn về sự nghiêm trọng của nạn quấy rối học đường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.