Mảnh thiên thạch lạ nhất trong lịch sử Trái Đất

Mảnh thiên thạch tại Thụy Điển có thành phần hóa học khác biệt so với khoảng 50.000 thiên thạch được tìm thấy trên khắp Trái Đất.

Mảnh thiên thạch lạ nhất trong lịch sử Trái Đất

Theo News.com.au, các nhà khoa học khai quật được một thiên thạch trong mỏ đá vôi tại Thụy Điển có niên đại 470 triệu năm. Thành phần hóa học của thiên thạch này không hề giống 50.000 thiên thạch từng được phát hiện trên khắp hành tinh.

"Mảnh thiên thạch không giống với bất kỳ thứ gì chúng ta biết ngày nay", Birger Shmitz, nhà địa chất tại Đại học Lund, Thụy Điển, nói.

Khoảng 85% thiên thạch thuộc về một lớp gọi là "chondrite thông thường". Chúng đến từ cùng một tiểu hành tinh khổng lồ sau vụ va chạm hàng tỷ năm trước đây, làm bắn các mảnh vỡ về phía hệ Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu xác định điều này thông qua chất hóa học có trong thiên thạch, thông qua sự kết hợp độc đáo giữa đồng vị crom và oxy.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học tìm kiếm mảnh vỡ rơi xuống Trái Đất của một tiểu hành tinh thứ hai cũng trải qua vụ va chạm tương tự nhưng không tìm thấy. Mảnh thiên thạch tại Thụy Điển là trường hợp đầu tiên ghi nhận thuộc về một tiểu hành tinh khác.

"Những thiên thạch được tìm thấy trên Trái Đất ngày nay không đại diện đầy đủ cho các vật thể trong vành đai tiểu hành tinh 500 triệu năm trước đây", Schmitz nói.

manh-thien-thach-la-nhat-trong-lich-su-trai-dat

Mảnh thiên thạch 470 triệu năm tuổi tại Thụy Điển.

Mảnh thiên thạch tại Thụy Điển được tìm thấy từ năm 2011, nhưng các nhà nghiên cứu phải mất 5 năm để tìm hiểu cấu trúc và thành phần hóa học của nó.

Chất hóa học đặc trưng của mảnh thiên thạch thuộc loại Österplana 6, hoàn toàn khác biệt so với những thiên thạch khác và các loại đá trên Trái Đất và thiên thạch có nguồn gốc từ sao Hỏa. Kết quả phân tích được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 14/6.

"Tất cả giải thích về sự hình thành của hệ Mặt Trời đều dựa trên thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Vật liệu cấu tạo nên những thiên thạch chondrite thông thường được cho là thành phần tiêu biểu, phổ biến nhất trong hệ Mặt Trời.

Nhưng hiện nay, chúng tôi tìm thấy các đầu mối rất nhỏ, chứng tỏ có nhiều thiên thạch khác phổ biến hơn trong quá khứ xa xôi của Trái Đất", Schmitz nói.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ